Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên của lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông cũng là một trong những vị hoàng đế có công thống nhất Trung Hoa, xây dựng nhiều công trình vĩ đại… Tương xứng với mức độ tiếng tăm của mình, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng vô cùng tầm cỡ.Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được các nhà khảo cổ học phát hiện tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Lăng mộ cao đến 76m và có tổng diện tích lớn hơn diện tích của 17 sân bóng cộng lại, tức 120.000 m2.Do đó, lăng mộ Tần Thủy Hoàng được giới khảo cổ mệnh danh là một trong những lăng mộ hoàng đế lớn nhất trên thế giới. Cho đến hiện tại, lăng mộ của vị vua họ Tần vẫn chưa được khai quật hết.Tổng thể kiến trúc của lăng mộ do Tể tướng Lý Tư (284 TCN - 208 TCN), cánh tay phải đắc lực của Tần Thủy Hoàng phụ trách thiết kế, đồng thời được giám sát xây dựng hết sức nghiêm ngặt dưới sự quản lý của tướng quân Chương Hàm.Lăng mộ khởi công xây dựng từ năm 246 TCN nhưng mãi đến năm Tần thứ hai (năm 208 TCN) - tức là 38 năm sau, mới hoàn thành. Ước tính đã có khoảng hơn 720.000 nông dân và binh lính tham gia vào xây dựng lăng mộ vua Tần, gấp 8 lần số người đã xây dựng Kim tự tháp Kheops!Cách bố trí bên Tần Lăng trong giống như kinh đô Hàm Dương, chia thành nội thành và ngoại thành, nội thành có chu vi khoảng 2,5km và thành ngoài có chu vi khoảng 6,3km.Hố chôn chiến binh đất nung và hố chôn ngựa nằm ở phía đông của lăng. Năm 1974, bốn hố chôn đã được khai quật với tổng diện tích hơn 25.000 mét vuông. Tính đến năm 1974, chỉ một vài đường hầm dẫn vào "nội thành" của ngôi mộ được khai quật.Phần còn lại – trung tâm lăng mộ, cho tới ngày nay vẫn còn nguyên vẹn và được chính phủ bảo vệ nghiêm ngặt. Nguyên nhân là vì bên trong nó chứa thứ vô cùng kinh khủng.Trong cuốn "Sử ký", Tư Mã Thiên có viết: "Dĩ thủy ngân vi bách xuyên giang hà đại hải" miêu tả phía sâu trong Tần Lăng là tồn tại hàng trăm nghìn ngọn núi và dòng sông thủy ngân, lưu động không ngừng như một vòng tuần hoàn không hồi kết.Năm 1980, các chuyên gia người Đức đã sử dụng công nghệ cộng hưởng từ (MRI) để quét khu vực Tần Lăng. Kết quả cho thấy nơi đây có hàm lượng thủy ngân cao gấp nhiều lần bình thường. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng cũng ghi nhận sự bất thường về nhiệt độ, tức là có thể cơ chế chống trộm bên trong vẫn đang hoạt động.Thủy ngân là kim loại dễ bay hơi, dễ dàng tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng, đặc biệt là tốc độ bay hơi của thủy ngân sẽ tăng nhanh khi nhiệt độ và tốc độ gió tăng. Mặc dù bản thân thủy ngân ít độc, nhưng khi bay hơi, các hợp chất và muối của nó rất độc.Nếu tiếp tục khai quật, có thể gây ảnh hưởng lớn đến những khu vực xung quanh vì vậy Cục Di sản văn hóa quốc gia Trung Quốc đã ban hành chỉ định: Dừng mọi kế hoạch khai quật vào lòng Tần Lăng, tiếp tục bảo vệ và giữ nguyên hiện trạng.Mời các bạn xem video: Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên của lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông cũng là một trong những vị hoàng đế có công thống nhất Trung Hoa, xây dựng nhiều công trình vĩ đại… Tương xứng với mức độ tiếng tăm của mình, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng vô cùng tầm cỡ.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được các nhà khảo cổ học phát hiện tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Lăng mộ cao đến 76m và có tổng diện tích lớn hơn diện tích của 17 sân bóng cộng lại, tức 120.000 m2.
Do đó, lăng mộ Tần Thủy Hoàng được giới khảo cổ mệnh danh là một trong những lăng mộ hoàng đế lớn nhất trên thế giới. Cho đến hiện tại, lăng mộ của vị vua họ Tần vẫn chưa được khai quật hết.
Tổng thể kiến trúc của lăng mộ do Tể tướng Lý Tư (284 TCN - 208 TCN), cánh tay phải đắc lực của Tần Thủy Hoàng phụ trách thiết kế, đồng thời được giám sát xây dựng hết sức nghiêm ngặt dưới sự quản lý của tướng quân Chương Hàm.
Lăng mộ khởi công xây dựng từ năm 246 TCN nhưng mãi đến năm Tần thứ hai (năm 208 TCN) - tức là 38 năm sau, mới hoàn thành. Ước tính đã có khoảng hơn 720.000 nông dân và binh lính tham gia vào xây dựng lăng mộ vua Tần, gấp 8 lần số người đã xây dựng Kim tự tháp Kheops!
Cách bố trí bên Tần Lăng trong giống như kinh đô Hàm Dương, chia thành nội thành và ngoại thành, nội thành có chu vi khoảng 2,5km và thành ngoài có chu vi khoảng 6,3km.
Hố chôn chiến binh đất nung và hố chôn ngựa nằm ở phía đông của lăng. Năm 1974, bốn hố chôn đã được khai quật với tổng diện tích hơn 25.000 mét vuông. Tính đến năm 1974, chỉ một vài đường hầm dẫn vào "nội thành" của ngôi mộ được khai quật.
Phần còn lại – trung tâm lăng mộ, cho tới ngày nay vẫn còn nguyên vẹn và được chính phủ bảo vệ nghiêm ngặt. Nguyên nhân là vì bên trong nó chứa thứ vô cùng kinh khủng.
Trong cuốn "Sử ký", Tư Mã Thiên có viết: "Dĩ thủy ngân vi bách xuyên giang hà đại hải" miêu tả phía sâu trong Tần Lăng là tồn tại hàng trăm nghìn ngọn núi và dòng sông thủy ngân, lưu động không ngừng như một vòng tuần hoàn không hồi kết.
Năm 1980, các chuyên gia người Đức đã sử dụng công nghệ cộng hưởng từ (MRI) để quét khu vực Tần Lăng. Kết quả cho thấy nơi đây có hàm lượng thủy ngân cao gấp nhiều lần bình thường. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng cũng ghi nhận sự bất thường về nhiệt độ, tức là có thể cơ chế chống trộm bên trong vẫn đang hoạt động.
Thủy ngân là kim loại dễ bay hơi, dễ dàng tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng, đặc biệt là tốc độ bay hơi của thủy ngân sẽ tăng nhanh khi nhiệt độ và tốc độ gió tăng. Mặc dù bản thân thủy ngân ít độc, nhưng khi bay hơi, các hợp chất và muối của nó rất độc.
Nếu tiếp tục khai quật, có thể gây ảnh hưởng lớn đến những khu vực xung quanh vì vậy Cục Di sản văn hóa quốc gia Trung Quốc đã ban hành chỉ định: Dừng mọi kế hoạch khai quật vào lòng Tần Lăng, tiếp tục bảo vệ và giữ nguyên hiện trạng.