1. Lối vào: Lối vào nhà được xem là nơi các nguồn khí tốt và xấu di chuyển qua lại. Không để cây lớn, bức tường hay vật chắn trước cửa vì chúng có khả năng hạn chế nguồn khí tự nhiên chảy vào nhà. Ảnh minh họa.
Bạn nên thường xuyên chăm sóc cửa lớn sao cho không bị gãy mục, gỉ sét, loang lổ, nứt vỡ; luôn tạo một lối đi dẫn vào nhà thoáng khí, xanh mát, đầy đủ ánh sáng.
2. Ngoại thất: Nếu ngôi nhà bạn gần đường sắt, có sân sau dốc, nằm ngay ngã ba đường… thì hãy nhờ chuyên gia phong thủy hóa giải các nguồn năng lượng xung khắc vào nhà.
Bạn có thể tham khảo ý kiến của họ để bày trí ngoại thất nhà nhằm phát huy tối đa năng lượng tốt. Việc lựa chọn màu sắc ngôi nhà, số lượng cửa sổ, thiết kế chiều cao của cửa chính sao cho thật phù hợp… cũng góp phần tạo ra các nguồn vượng khí cho nhà.
3. Cửa chính: Chủ nhà cần tạo ra một không gian vui vẻ tại cửa ra vào. Phía trước cửa nên có hàng hiên thoáng mát, ánh sáng đầy đủ và có một tấm thảm màu sắc hài hòa, tạo cảm giác chào đón. Đối với phía trong ngôi nhà (sau khi bước qua ngưỡng cửa), không nên xây nhà vệ sinh đối diện, không lắp gương thẳng hàng với cửa chính và cũng không nên có chân cầu thang đối diện với cửa.
Bạn cũng không nên xây cửa sổ đối diện với cửa ra vào vì điều này sẽ khiến các nguồn vượng khí dễ thoát ra ngoài. Nên tạo một không gian mở để chào đón mọi người bằng một bình hoa đặt trên kệ cao ngay cửa ra vào, một bức tranh phong cảnh tạo không gian rộng thoáng.
4. Nguồn khí: Nguồn khí vào nhà phải đảm bảo các yếu tố như lưu chuyển liên tục, không bị đồ đạc lộn xộn gây ứ đọng. Để đảm bảo được chất lượng nguồn vượng khí, chủ nhà nên chú ý lắp đặt gương, bày trí nội ngoại thất, cách sắp xếp đồ đạc, xây dựng cầu thang và các công trình phụ, tạo ánh sáng vào nhà.
Hơn nữa, bạn có thể tăng thêm các dòng vượng khí bằng cách tạo một không gian thoáng và thơm mát cho các căn phòng thông qua bình hoa, hòn non bộ, bể cá cảnh, tinh dầu tự nhiên…
5. Tam hợp: Sức mạnh của một ngôi nhà hợp phong thủy phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng tam hợp của các căn phòng: Phòng ngủ - nhà bếp - phòng tắm. Nên chú ý phong thủy tại các căn phòng này để mang lại nguồn vượng khí tổng hòa cho cả ngôi nhà. *Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Hãy chắc chắn việc bố trí phong thủy phải được thực hiện đồng thời tại ba căn phòng này. Nếu chỉ bày trí hợp phong thủy được hai căn phòng thì phòng còn lại sẽ kìm hãm sự phát triển của toàn ngôi nhà.
Mời quý vị theo dõi video: Nhà đẹp của diễn viên - doanh nhân Trần Bảo Sơn
1. Lối vào: Lối vào nhà được xem là nơi các nguồn khí tốt và xấu di chuyển qua lại. Không để cây lớn, bức tường hay vật chắn trước cửa vì chúng có khả năng hạn chế nguồn khí tự nhiên chảy vào nhà. Ảnh minh họa.
Bạn nên thường xuyên chăm sóc cửa lớn sao cho không bị gãy mục, gỉ sét, loang lổ, nứt vỡ; luôn tạo một lối đi dẫn vào nhà thoáng khí, xanh mát, đầy đủ ánh sáng.
2. Ngoại thất: Nếu ngôi nhà bạn gần đường sắt, có sân sau dốc, nằm ngay ngã ba đường… thì hãy nhờ chuyên gia phong thủy hóa giải các nguồn năng lượng xung khắc vào nhà.
Bạn có thể tham khảo ý kiến của họ để bày trí ngoại thất nhà nhằm phát huy tối đa năng lượng tốt. Việc lựa chọn màu sắc ngôi nhà, số lượng cửa sổ, thiết kế chiều cao của cửa chính sao cho thật phù hợp… cũng góp phần tạo ra các nguồn vượng khí cho nhà.
3. Cửa chính: Chủ nhà cần tạo ra một không gian vui vẻ tại cửa ra vào. Phía trước cửa nên có hàng hiên thoáng mát, ánh sáng đầy đủ và có một tấm thảm màu sắc hài hòa, tạo cảm giác chào đón. Đối với phía trong ngôi nhà (sau khi bước qua ngưỡng cửa), không nên xây nhà vệ sinh đối diện, không lắp gương thẳng hàng với cửa chính và cũng không nên có chân cầu thang đối diện với cửa.
Bạn cũng không nên xây cửa sổ đối diện với cửa ra vào vì điều này sẽ khiến các nguồn vượng khí dễ thoát ra ngoài. Nên tạo một không gian mở để chào đón mọi người bằng một bình hoa đặt trên kệ cao ngay cửa ra vào, một bức tranh phong cảnh tạo không gian rộng thoáng.
4. Nguồn khí: Nguồn khí vào nhà phải đảm bảo các yếu tố như lưu chuyển liên tục, không bị đồ đạc lộn xộn gây ứ đọng. Để đảm bảo được chất lượng nguồn vượng khí, chủ nhà nên chú ý lắp đặt gương, bày trí nội ngoại thất, cách sắp xếp đồ đạc, xây dựng cầu thang và các công trình phụ, tạo ánh sáng vào nhà.
Hơn nữa, bạn có thể tăng thêm các dòng vượng khí bằng cách tạo một không gian thoáng và thơm mát cho các căn phòng thông qua bình hoa, hòn non bộ, bể cá cảnh, tinh dầu tự nhiên…
5. Tam hợp: Sức mạnh của một ngôi nhà hợp phong thủy phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng tam hợp của các căn phòng: Phòng ngủ - nhà bếp - phòng tắm. Nên chú ý phong thủy tại các căn phòng này để mang lại nguồn vượng khí tổng hòa cho cả ngôi nhà. *Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Hãy chắc chắn việc bố trí phong thủy phải được thực hiện đồng thời tại ba căn phòng này. Nếu chỉ bày trí hợp phong thủy được hai căn phòng thì phòng còn lại sẽ kìm hãm sự phát triển của toàn ngôi nhà.
Mời quý vị theo dõi video: Nhà đẹp của diễn viên - doanh nhân Trần Bảo Sơn