Nằm ở địa phận phận xã Bình Kiến, ngoại ô thành phố Tuy Hòa, núi Chóp Chài là một thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất Phú Yên.Núi có chiều cao 363 mét, nổi lên giữa vùng đồng bằng Tuy Hòa bằng phẳng. Chu vi quanh chân núi là 10 km.Nhìn từ xa, núi Chóp Chài có hình nón, trông tựa như một kim tự tháp khổng lồ.Quan sát từ các hướng khác nhau, dáng vẻ cân đối của ngọn núi không thay đổi nhiều.Đặc điềm này của núi Chóp Chài khá giống núi Phú Sĩ, biểu tượng của đất nước Nhật Bản.Theo các nhà khoa học, đây là ngọn núi trẻ, căn cứ theo cấu tạo địa chất so với toàn vùng thì không có liên hệ gì với dãy Trường Sơn.Hàng triệu năm trước, núi Chóp Chài từng là đảo đá giữa biển, sau này do những chấn động địa chất và phù sa bồi lắng mà khu vực quanh núi trở thành đồng bằng.Căn cứ vào hình dáng và thế núi thì nó còn có tên khác là Quy Sơn (núi Rùa) hay hòn Cổ Rùa, bởi nhìn giống một con rùa đang thò cổ ra bò trên mặt đồng rộng.Theo quan niệm phong thuỷ của người xưa, sông Đà Rằng là con rồng uốn khúc, đầu ở thượng nguồn, đuôi vắt ngang qua làng Phước Hậu để giao nhau với núi Chóp Chài như con rùa khổng lồ vươn mình ra biển Đông. Thế đất Long Qui giao hoà này khiến Phú Yên là vùng địa linh nhân kiệt.Có lẽ do ảnh hưởng từ quan niệm phong thủy trên mà quanh núi Chóp Chài có đến nhiều ngôi chùa cổ, có thể kể đến các chùa Hoà Sơn, Minh Sơn, Khánh Sơn, Bảo Lâm và chùa Hang.Trong lịch sử Việt Nam, núi Chóp Chài là địa danh gắn với nhiều sự kiện trong cuộc tranh giành quyền bính giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.Thời kháng chiến chống Mỹ, nơi đây đã diễn ra một số trận đánh quan trọng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam.Ngày nay trên núi còn có nhiều công trình viễn thông dân sự và quân sự.Trong tâm thức của người dân, núi Chóp Chài cùng với sông Ba đã trở thành biểu tượng quen thuộc của thành phố Tuy Hà và mành đất Phú Yên.Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở địa phận phận xã Bình Kiến, ngoại ô thành phố Tuy Hòa, núi Chóp Chài là một thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất Phú Yên.
Núi có chiều cao 363 mét, nổi lên giữa vùng đồng bằng Tuy Hòa bằng phẳng. Chu vi quanh chân núi là 10 km.
Nhìn từ xa, núi Chóp Chài có hình nón, trông tựa như một kim tự tháp khổng lồ.
Quan sát từ các hướng khác nhau, dáng vẻ cân đối của ngọn núi không thay đổi nhiều.
Đặc điềm này của núi Chóp Chài khá giống núi Phú Sĩ, biểu tượng của đất nước Nhật Bản.
Theo các nhà khoa học, đây là ngọn núi trẻ, căn cứ theo cấu tạo địa chất so với toàn vùng thì không có liên hệ gì với dãy Trường Sơn.
Hàng triệu năm trước, núi Chóp Chài từng là đảo đá giữa biển, sau này do những chấn động địa chất và phù sa bồi lắng mà khu vực quanh núi trở thành đồng bằng.
Căn cứ vào hình dáng và thế núi thì nó còn có tên khác là Quy Sơn (núi Rùa) hay hòn Cổ Rùa, bởi nhìn giống một con rùa đang thò cổ ra bò trên mặt đồng rộng.
Theo quan niệm phong thuỷ của người xưa, sông Đà Rằng là con rồng uốn khúc, đầu ở thượng nguồn, đuôi vắt ngang qua làng Phước Hậu để giao nhau với núi Chóp Chài như con rùa khổng lồ vươn mình ra biển Đông. Thế đất Long Qui giao hoà này khiến Phú Yên là vùng địa linh nhân kiệt.
Có lẽ do ảnh hưởng từ quan niệm phong thủy trên mà quanh núi Chóp Chài có đến nhiều ngôi chùa cổ, có thể kể đến các chùa Hoà Sơn, Minh Sơn, Khánh Sơn, Bảo Lâm và chùa Hang.
Trong lịch sử Việt Nam, núi Chóp Chài là địa danh gắn với nhiều sự kiện trong cuộc tranh giành quyền bính giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.
Thời kháng chiến chống Mỹ, nơi đây đã diễn ra một số trận đánh quan trọng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam.
Ngày nay trên núi còn có nhiều công trình viễn thông dân sự và quân sự.
Trong tâm thức của người dân, núi Chóp Chài cùng với sông Ba đã trở thành biểu tượng quen thuộc của thành phố Tuy Hà và mành đất Phú Yên.
Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.