Năm 2003, xác ướp công chúa Tân Cương có niên đại 4000 năm đã gây chấn động lớn trong giới khảo cổ học khi được khai quật tại khu di chỉ Tiểu Hà, Lop Nur thuộc vùng tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Được biết, dù đã trải qua hàng nghìn năm nhưng xác ướp này vẫn giữ nguyên vẻ đẹp "như tranh vẽ" của mình.
Những đường nét sắc sảo của vị công chúa sắc nước hương trời
Trên thực tế, nghĩa trang nơi chôn cất công chúa Tiểu Hà được khai quật lần đầu tiên vào những năm 1920. Tuy nhiên, do công nghệ khảo cổ vào thời điểm đó chưa được phát triển nên hoạt động khảo cổ tại khu vực này phải dừng lại giữa chừng. Cho đến khoảng 60 năm sau, công cuộc khảo cổ tại vùng đất này mới được tiếp tục trở lại.
Khi tìm thấy lăng mộ của nàng công chúa Tân Cương xinh đẹp tuyệt trần, ai nấy đều sửng sốt khi nhìn thấy côlần đầu tiên. Sau 4000 năm, thi thể của vị công chúa này vẫn không hề cho thấy dấu hiệu phân hủy. Thậm chí, cả làn da trên cơ thể vẫn giữ được độ đàn hồi. Bên cạnh đó, các đường nét sắc sảonhư chiếc mũi rất cao, đôi môi rất thon và khuôn mặt trái xoan rất xinh đẹp vẫn được giữ nguyên vẹn.
Cận cảnh khuôn mặt công chúa Tiểu Hà
“Nàng mặc trang phục đẹp đẽ, đội chiếc mũ đặc biệt hình tháp nhọn, mái tóc đen dài được thắt bằng một cái dây ruy băng màu hồng, buông xuống dưới chiếc mũ. Hai mắt nàng khẽ nhắm, mơ màng như đang ngủ, mũi xinh xắn, môi khẽ nhếch, để lại người đời sau nụ cười vĩnh cửu”-Nhà khảo cổ học người Thụy Điển miêu tả vẻ đẹp của Công chúa Tân Cương.
Phân tích cho thấy vị công chúa này mang 2 dòng máu Á-Âu
Tuy nhiên, điều khiến các nhà khảo cổ học ngạc nhiên hơn cả là mã gen của vị công chúa này. Theo đó, sau khi thực hiện giám định ADN, nhiều người đã vô cùng sửng sốt khi biết rằng nàng công chúa này là một bông hồng lai giữa hai chủng tộc Á và Âu. Theo phân tích, Công chúa Tiểu Hà còn có dòng dõi từ châu Âu.
Sau khi xem xét toàn bộ khu nghĩa trang này, các nhà khảo cổ xác định rằng nơi đây chứa khoảng 330 mộ, nhưng hơn 160 ngôi mộ đã bị phá huỷ theo thời gian.
Khu di chỉ Tiểu Hà chứa đựng khoảng hơn 300 thi thể