Phát hiện bí ẩn: Ngôi đền mê cung cổ đại dưới lòng đất tại Ai Cập!

Google News

Đây là một trong những phát hiện khảo cổ bí ẩn nhất của Ai Cập bởi nó đã từng được khám phá và điều tra, tuy nhiên kết quả cụ thể của nó cho tới nay vẫn đang được giữ bí mật.

Bên dưới các kim tự tháp của Ai Cập là một thế giới ngầm bị mất tích với các hầm mộ, các buồng khai quật và các đường hầm hang động vẫn chưa được khám phá trong hàng trăm năm.

Chúng được ám chỉ trong các văn bản và truyền thuyết Ả Rập cổ đại, nhưng vẫn chưa được khám phá cho đến thời gian gần đây. Và cho tới tận bây giờ, chúng ta mới phát hiện ra những manh mối hiện hữu đầu tiên và điều tra và chúng. Nhưng chính xác thì "vương quốc" dưới lòng đất này cho chúng ta biết điều gì về các kim tự tháp, mối quan hệ của chúng với các vì sao, và nguồn gốc thần thoại của nền văn minh Ai Cập?

Theo văn bản của Herodotus I vào thế kỷ IV trước Công nguyên: mê cung Nhà sử học Hy Lạp cổ đại Herodotus đã từng viết: "Họ (12 vị vua) đã quyết tâm tham gia cùng nhau để xây một đài tưởng niệm cho chính họ; cách giải quyết của họ dẫn đến việc thực hiện một mê cung, nằm gần hồ Moiris và gần như đối diện với nơi được gọi là thành phố Cá sấu. Chính mắt tôi đã chứng kiến và tôi còn thấy nó lớn hơn những từ ngữ mô tả.

Nếu tập hợp tất cả các tòa nhà và tất cả những tác phẩm vĩ đại do Hellenes (một tên gọi khác của Greeks – Hy Lạp, ám chỉ những người Hy Lạp) sản xuất, sẽ thấy sự thua sút về sức lao động cũng như chi phí đối với mê cung này, mặc dù trên thực tế cả đền thờ ở Ephesos và ở Samos đều là những công trình có giá trị".

"Khi bước vào khu vực bao quanh linh thiêng, người ta thấy một ngôi đền được bao quanh bởi các cột, mỗi bên 40 cột. Ngôi đền có mái bằng một phiến đá duy nhất, được chạm khắc và được trang trí bằng những bức tranh tuyệt vời. Nó chứa đựng những kỷ vật về quê hương của từng vị vua cũng như của những ngôi đền và những cuộc tế lễ được thực hiện trong đó, tất cả đều được làm một cách khéo léo để tạo nên những bức tranh có vẻ đẹp tuyệt vời nhất".

Phat hien bi an: Ngoi den me cung co dai duoi long dat tai Ai Cap!

Mê cung (theo cách gọi của một số người trong quá khứ xa xôi) được cho là một khu phức hợp dưới lòng đất phi thường có thể nắm giữ chìa khóa lịch sử của nhân loại. Người ta nói rằng ở đó, chúng ta có thể tìm thấy thông tin chi tiết về các nền văn minh chưa được biết đến trong lịch sử, các đế chế vĩ đại và các nhà cai trị đã sống trên hành tinh này trước khi lịch sử bắt đầu.

Một trong những nỗ lực đầu tiên nghiên cứu mê cung một cách nghiêm túc là vào năm 1842, với một nhóm được cử đến Ai Cập bởi vua nước Phổ Friedrich Wilhelm IV. Nhóm nghiên cứu, do nhà khảo cổ Richard Lepsius dẫn đầu, tin rằng kim tự tháp mà sử gia Herodotus đã nói đến là kim tự tháp Amenemhat III nằm trong vùng Hawara của Faium và thành phố Cá sấu là một đô thị cổ nằm trong thung lũng ốc đảo Faiyum.

Theo đó, mê cung này được cho là một huyền thoại được truyền lại qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên quan điểm này đã thay đổi từ khi nhà Ai Cập học Flinders Petrie khám phá ra "nền móng" của nó. Những phát hiện này đã đưa các chuyên gia đến giả thuyết rằng mê cung đã bị phá hủy dưới triều đại của Ptolemy II và được sử dụng để xây dựng thành phố Shedyt gần đó với mục đích tôn vinh người vợ Arsinoe của ông.

Trên thực tế, mê cung cổ đại này đã được rất nhiều nhà văn cổ đại đề cập đến, họ khẳng định rằng đây là một công trình có kích thước thực sự hoành tráng và có thể đây chính là chìa khóa chứng minh sự tồn tại của một nền văn minh đã mất trước các nền văn hóa cổ đại gắn liền với khu vực ngày nay. Một số người thậm chí còn nói rằng nó là một trong những chiếc chìa khóa để giải thích lịch sử thực sự của nhân loại.

Phat hien bi an: Ngoi den me cung co dai duoi long dat tai Ai Cap!-Hinh-2

Từ thế kỷ 17, học giả người Đức Athanasius Kircher đã dựa vào sách mô tả về mê cung của nhà sử học người Hy Lạp Herodotus, để vẽ nên hình ảnh mê cung bí ẩn. Theo Kircher, mê cung của Ai Cập được nằm ngầm ngay cạnh kim tự tháp Amenemhat IIII ở Havara, cách thủ đô Cairo 100km.

Kết quả của Cuộc thám hiểm Mataha đã được công bố trên tạp chí khoa học mùa thu 2008 của NRIAG, và kết quả được chia sẻ tại hội nghị công cộng của Đại học Ghent. Ngay sau đó, Tiến sĩ Zahi Hawass, Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao (Ai Cập), đã kêu gọi ngừng công bố kết quả do các lệnh cấm của An ninh Quốc gia Ai Cập. Các nhà nghiên cứu đã kiên nhẫn chờ đợi Tiến sĩ Hawass công bố kết quả nghiên cứu.

Tuy nhiên điều đó đã không xảy ra. Và những thông tin mà chúng ta có thể thu thập được về mê cùng này là vô cùng ít ỏi, có lẽ theo thời gian, nó sẽ dần bị lãng quên đối với đa số chúng ta.

Theo Đức Khương./Báo Tổ quốc

>> xem thêm

Bình luận(0)