Vị vua uyên bác không trọn đạo… làm chồng
Vua Tự Đức là vị Hoàng đế thứ tư của vương triều Nguyễn, tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Ông còn có tên khác là Nguyễn Phúc Thì, sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (tức ngày 22 tháng 9 năm 1829), con trai thứ hai của Nguyễn Hiến Tổ (Thiệu Trị) và bà Phạm Thị Hằng (cuối đời được tôn vinh là Thái hậu Từ Dũ).
Năm 1847, Vua Thiệu Trị băng hà, hoàng thân quốc thích và bá quan văn võ họp tại điện Cần Chánh bàn việc chọn người kế nghiệp. Đại học sĩ Trương Đăng Quế tuyên đọc ý chỉ lập hoàng tử thứ hai là Hồng Nhậm lên làm vua. Di chiếu chưa đọc xong, người con cả là Hồng Bảo phẫn uất thổ huyết ra một đấu, nằm ngã vật ngay giữa sân điện. Hồng Bảo không chịu tin đó là ý chỉ của vua cha, mà cho rằng Trương Đăng Quế đã sửa đi.
Vua Thiệu Trị từng nói, Hồng Bảo tuy là con lớn, nhưng người thô kệch, ham chơi, ít chịu học. Còn Hồng Nhậm sáng dạ, chăm đọc sách nên được vua cha yêu hơn. Ngay từ nhỏ Hồng Nhậm thường được vua cha cho tham dự các buổi chầu, để dạy bảo riêng. Hồng Nhậm lên ngôi năm 19 tuổi, lấy niên hiệu là Tự Đức.
Sử sách có chép, Tự Đức có dáng người nho nhã, điềm tĩnh, nhưng thể trạng ốm yếu. Tự Đức từng bị bệnh đậu mùa, thân thể suy nhược, hầu như rất ít tiếp xúc với bên ngoài, nên không hiểu được đời sống dân tình cũng như thời thế các nước trên thế giới. Suốt đời ông ở kinh thành Huế, chỉ có một lần duy nhất đi xa theo cha ra Bắc Hà năm 13 tuổi. Quả thực, ông là người đọc nhiều sách, là một vị vua hay chữ và uyên bác nhất triều Nguyễn.
Sử sách ghi lại rằng, thể chất Vua Tự Ðức vốn bạc nhược ngay lúc mới sinh. Năm lên 3 tuổi, nhà vua bị mắc bệnh tả, nên đã yếu càng yếu thêm. Chính Vua Tự Đức cũng từng bộc bạch: "Ta thuở nhỏ vóc người gầy ốm, èo uột lắm. Hồi ta ba tuổi bị bệnh tả cả đêm; lúc đó có vú nuôi , song mẹ ta không bằng lòng, đuổi ra ngoài không cho làm vú nữa. Mỗi khi ta đi tả, hoặc nửa đêm, hoặc lúc gần sáng, mẹ ta thường chịu khó thức cả đêm để bế ta”.
Cũng trong Tự Đức Thánh Chế Văn Tam Tập, nhà vua trình bày tỉ mỉ tình trạng sức khỏe như sau: "Thể chất ta vốn bẩm sinh bạc nhược, xưa nay chưa có ai khí chất yếu kém như vậy. Cho nên từ thuở ấu thơ, niên thiếu, cho đến già lão luôn luôn lấy bệnh làm bạn bè, mượn thuốc làm bản mệnh, cơ hồ chưa hề giãn cách một ngày. Năm nay ta đã gần 50 tuổi, mà gân sức càng thấy mệt mỏi, ăn uống không tiêu, thường bị uất trệ, sắc mặt xám xanh, thịt da gầy guộc, đầu nặng, mắt hoa, nhìn ngó không được rõ ràng như trước…".
Tại đạo dụ khác, nhà vua phàn nàn tình trạng sức khỏe suy yếu rất trầm trọng, như ngồi lâu chóng mặt, nói lắm hết hơi: "Trẫm thật lắm bệnh, lại ở chốn thâm cung thấp khí, nặng nề, nên ngồi lâu thì chóng mặt, nói nhiều thì hết hơi. Dù bụng muốn nói nhưng sức không cho phép. Ðiều này ai c#ng rõ là không phải mới xảy ra, mà xưa nay vốn như thế".
Nói tóm lại, vua Tự Đức có thể chất ốm yếu bẩm sinh, suốt đời ông triền miên sống cùng bệnh tật. Lúc gần 50 tuổi thì sức khỏe hầu như kiệt quệ. Bởi thế, nhiều lúc nhà vua tỏ ra tuyệt vọng, dùng những lời ai oán than vãn cho tình trạng sức khỏe của mình. Nhà vua đã dùng nhiều giấy mực nói về bệnh tật. Riêng trong "Tự Ðức Thánh Chế Văn Tam Tập " chép hai đạo dụ cầu thầy thuốc giỏi, và hai đạo dụ khác nội dung trách phạt các viên Thái-y bất tài trễ nải công việc. Dĩ nhiên, tình trạng sức khỏe yếu kém đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp chính trị của nhà vua.
Tuy nhiên, giống như rất nhiều vị Vua khác, đương nhiên Vua Tự Đức cũng sở hữu rất nhiều cung tần, mỹ nữ “sắc nước hương trời”. Trong những giai nhân sống bên cạnh vua, phải kể đến sắc đẹo phi thường của Hoàng haauk Trang Ý. Bà Trang Ý, tên thật là Vũ Thị Duyên, là khuê nữ của Thái Tử Thái Bảo, Đông Các Đại Học Sĩ, kiêm quản Quốc Tử Giám sự vụ Vũ Xuân Cẩn, một đại thần có nhiều đóng góp trong triều đình nhà Nguyễn.
|
Ảnh minh họa hoàng phi Trang Y. |
Theo lệ thường của triều đại phong kiến nhà Nguyễn, phàm là con gái của các quan trong triều sẽ được vinh dự tiến cung làm phi tần “nâng khăn sửa túi” cho Hoàng đế. Và tùy theo tước phẩm của người cha, những mỹ nữ này được tuyển vào cấp bậc cao hay thấp trong cung. Bà Trang Y không là ngoại lệ, nên sớm được tiến cung ở bên cạnh vua Tự Đức.
Trong hàng trăm phi tần muôn phần nhan sắc, bà Trang Ý được vua để mắt và dành trọn tình yêu thương. Cũng chính vì thế, không lâu sau khi được tiến cung, vào năm Tự Đức Nguyên niên (1848), bà Trang Ý được phong vào hàng Tân, năm Tự Đức thứ 3 (1850) được phong làm Cần Phi, năm Tự Đức thứ 13 (1860) được tấn phong làm Thuần Phi, rồi lên đến tột đỉnh là Hoàng Quý Phi (vào đời Vua Tự Đức, ngài không lập Hoàng hậu, mà chỉ cao nhất là Hoàng phi). Vì Hoàng đế không thể có con, nên năm 1868, Hoàng Quý Phi còn được giao việc nuôi dạy Dục Đức làm Thế tử.
Quý Phi xinh đẹp cả đời chịu cảnh “giường đơn, gối chiếc”
Được Vua sủng ái, cuộc đời Hoàng Quý Phi Tràng Ý không những bản thân được hưởng vinh hiển, mà gia đình và dòng họ của bà nhờ thế cũng nhận được nhiều ân sủng của triều đình. Thế nhưng, dù được vua Tự Đức thương yêu nhất, bà Trang Ý vẫn phải chịu cảnh “chiếu đơn, giường lạnh”. Nguyên do là không phải Ông Hoàng "say hoa" ở nơi nào khác, mà với thể chất ốm yếu, lại mắc bệnh đậu mùa, đau ốm liên mien, nên vị Vua này không có “sức mạnh đàn ông” đúng nghĩa. Vua Tự Đức dù muốn cũng không thể "gần gũi" đàn bà...
Tuy là người vợ “hữu danh vô thực” trong chuyện ái ân, nhưng bà Trang Ý vẫn một long, một dạ với Vua. Bà luôn cố gắng hoàn tất vai trò trong chốn hậu cung để xứng đáng với địa vị được sủng ái. Thế nhưng, ở đời mấy ai học hết chữ ngờ... Và chuyện là vào năm Tự Đức thứ 35 (1882), tình hình đất nước có nhiều biến động, Vua quá bận với việc chủ trì các cuộc họp bàn của triều đình để tìm phương đối phó với giặc Pháp, đã khiến sức khỏe suy sụp, lại thêm tật hay nổi cáu, tức giận rất vô cớ.
Một lần do người phục dịch chậm trễ thuốc men, Tự Đức nổi trận lôi đình, buộc tội bà Trang Ý là thiếu cẩn trọng, giáng xuống hàng Trung Phi. Lúc đó, bà vô cùng đau khổ. Việc làm này phải mãi đến trước khi chết (19/7/1883) Vua mới cảm thấy hối hận. Vì thế, Vua Tự Đức đã ra sắc phong, truyền phong cho bà Trang Ý làm Hoàng hậu.
Sau khi vua Tự Đức băng hà, Thế tử Dục Đức là con nuôi lên kế vi. Nhưng ở ngôi vị này được ít ngày, Thế tử Dục Đức lại bị các quyền thần là Nguyễn Văn Tưởng và Tôn Thất Thuyết phế truất, tống vào ngục. Việc lên ngôi của Thế tử Dục Đức tưởng dễ mà lại bất thành.
|
Vua Tự Đức nổi tiếng là vị Vua uyên bác, nhưng cả đời không trọn “đạo” làm chồng. |
Ngay sau đó, Hiệp Hoà lên nối ngôi, muốn y theo lời căn dặn cuối đời của Vua Tự Đức là tấn phong bà chức Hoàng hậu. Nhưng do tình hình chính trị lúc bấy giờ quá căng thẳng, bi đát, nên Hiệp Hòa đã xin được từ mệnh. Hiệp Hoà nài nỉ Hoàng Quý Phi Trang Ý rời thành đến Khiêm Cung để ngày đêm lo việc hương khói phụng thờ cố Hoàng đế. Hiệp Hòa viện lý do có tang, thêm việc Dục Đức bị tống ngục, nên bà Trang Ý cũng phải phần chịu trách nhiệm, xin bà Trang Ý ban ân huệ và được bà chấp thuận. Thế là bà Trang Ý cùng hàng trăm Thứ phi của Vua Tự Đức rời Hoàng thành đến Khiêm Cung.
Vua Hiệp Hoà lệnh cho triều thần tham cứu sử cũ, tìm một tiền lệ, sắc phong cho bà Trang Ý một tước vị “danh chính ngôn thuận”. Sau một thời gian, họ đã sưu tầm được các sử liệu của ở đời nhà Đường và đời nhà Tống. Sử nhà Đường ghi lại, Bửu Lịch Hoàng hậu ở điện Nghĩa An được phong là Nghĩa An Hoàng hậu. Sử đời nhà Tống ghi, Hiến Tích Thái hậu ở cung Minh Đư#c cũng được phong Minh Đức Hoàng hậu.... Như vậy, chiếu sử liệu, có thể lấy tên điện, tên cung mà tôn phong.
Bà Trang Ý ở Khiêm Cung nên đươ#c phong là Khiêm Cung Hoàng hậu. Bản sắc phong được rước lên Khiêm Cung và long trọng tuyên đọc, bà Trang Ý phụng mệnh và mo#i việc êm đẹp. Khiêm Cung Hoàng hậu, cũng tức là Lệ Thiên Anh Hoàng hậu, đã sống tại Khiêm Cung cho đến ngày 24/5/19120 thì qua đời. Lăng của Hoàng hậu Trang Ý được xây dựng ngay trong khuôn viên lăng Tự Đức, đó là Khiêm Thọ lăng. Nơi đây giờ trở thành di tích lịch sử, mỗi ngày có hàng trăm khách du lịch đến thăm quan….
Cuộc đời hương sắc tẻ nhạt
Mặc dù được phong rất nhiều danh hiệu cao quý, được sủng ái và tôn trọng. Nhưng đó là chỉ về mặt triều chính, còn cuộc sống ái ân, vợ chồng bà lại hết sức buồn tẻ. Cái kết được xem là có hậu (theo sử sách), là bà được ghi nhận công lao, được vinh hiển suốt đời. Song xét về khía cạnh đời thường, bà cũng chỉ là một người phụ nữ bất hạnh. Hoàng hậu Trang Ý cũng là một đại diện tiêu biểu cho những Bà Hoàng, Phi tần trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Những trang “tuyệt sắc giai nhân” ấy, một khi đã bước chân vào cung cấm chỉ có đi mà không thể trở lại. Và cả cuộc đời họ, số phận, hạnh phúc hay bất hạnh..., tất cả chỉ phụ thuộc vào một người duy nhất – đó là Hoàng đế.