Lăng mộ Lệ Thiên Hoàng Hậu (Vũ Thị Duyên, 1828 - 1903) - vợ cả vua Tự Đức được gọi là lăng Khiêm Thọ, tọa lạc ở phía Bắc của khuôn viên lăng vua Tự Đức ở Huế.
Lăng có cấu trúc điển hình của các lăng mộ hoàng hậu nhà Nguyễn với 4 tầng nền, được dẫn lên bằng hệ thống bậc cấp. 3 tầng dưới là những khoảng sân rộng, tầng trên cùng là nơi đặt mộ phần, gồm 2 lớp tường thành. Vòng tường ngoài có trổ cổng.
Phía sau cổng là bức bình phong và vòng thành trong bao quanh mộ.
Bức bình phong được trang trí hình chim phượng khảm sử còn nguyên vẹn, toát lên sự tinh xảo.
Mồ phần của Lệ Thiên Hoàng Hậu xây bằng đá, dạng thạch thất trên ba tầng nền. .
Trước mộ có một hương án nhỏ.Tương truyền, Lệ Thiên Hoàng Hậu là một người phụ nữ nết na, hiền thục, ham học hỏi, rất được lòng mọi người. Tuy nhiên, số phận của bà cũng khá truân chuyên.
Trong bối cảnh đất nước bất ổn, bà vất vả quán xuyến công việc của triều đình, không sao tránh khỏi sơ suất, phật ý Tự Đức nên tháng năm 1882 bị giáng xuống làm Trung phi. Trước khi mất, vua Tự Đức mới cân nhắc về đức độ, công lao của bà nên đã có di chiếu để lại tôn bà là Hoàng hậu Lệ Thiên Anh.
Lăng mộ Lệ Thiên Hoàng Hậu (Vũ Thị Duyên, 1828 - 1903) - vợ cả vua Tự Đức được gọi là lăng Khiêm Thọ, tọa lạc ở phía Bắc của khuôn viên lăng vua Tự Đức ở Huế.
Lăng có cấu trúc điển hình của các lăng mộ hoàng hậu nhà Nguyễn với 4 tầng nền, được dẫn lên bằng hệ thống bậc cấp. 3 tầng dưới là những khoảng sân rộng, tầng trên cùng là nơi đặt mộ phần, gồm 2 lớp tường thành. Vòng tường ngoài có trổ cổng.
Phía sau cổng là bức bình phong và vòng thành trong bao quanh mộ.
Bức bình phong được trang trí hình chim phượng khảm sử còn nguyên vẹn, toát lên sự tinh xảo.
Mồ phần của Lệ Thiên Hoàng Hậu xây bằng đá, dạng thạch thất trên ba tầng nền. .
Trước mộ có một hương án nhỏ.
Tương truyền, Lệ Thiên Hoàng Hậu là một người phụ nữ nết na, hiền thục, ham học hỏi, rất được lòng mọi người. Tuy nhiên, số phận của bà cũng khá truân chuyên.
Trong bối cảnh đất nước bất ổn, bà vất vả quán xuyến công việc của triều đình, không sao tránh khỏi sơ suất, phật ý Tự Đức nên tháng năm 1882 bị giáng xuống làm Trung phi. Trước khi mất, vua Tự Đức mới cân nhắc về đức độ, công lao của bà nên đã có di chiếu để lại tôn bà là Hoàng hậu Lệ Thiên Anh.