Loại vũ khí Liên Xô đầu tiên phải kể đến trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là súng trường tiến công AK-47, một loại vũ khí được coi là biểu tượng quân sự, góp phần làm thay đổi bộ mặt chiến tranh trong thế kỷ 20. Ảnh: Súng AK-47 từng được dân quân Sài Gòn sử dụng để giành chính quyền năm 1975, trưng bày tại Bảo tàng TP HCM.Với độ tin cậy và hiệu quả rất cao trong điều kiện chiến đấu khắc nghiệt ở Việt Nam, loại súng này là vũ khí cá nhân thông dụng của bộ đội Giải phóng, gắn liền với những chiến công hiển hách trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Súng AK-47 trong di tích hầm vũ khí của biệt động Sài Gòn ở quận 3 TP HCM.Một loại vũ khí cá nhân nổi bật khác của Liên Xô được sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ là súng chống tăng B40 (RPG-2). Ảnh: Súng B-40 từng được sử dụng trong chiến dịch Mậu Thân 1968, trưng bày tại Bảo tàng TP HCM.Với ưu điểm rất nhẹ, dễ sử dụng, có thể bắn nhanh, liên tục nhiều viên, không gây chấn động, B40 đã trở thành một vũ khí gắn với chiến thuật "bám thắt lưng địch mà đánh", gây kinh hoàng cho đối phương của bộ đội Giải phóng. Ảnh: Súng B-40 trong di tích hầm vũ khí của biệt động Sài Gòn ở quận 3 TP HCM.Trong các loại vũ khí cơ giới hạng nặng Liên Xô cung cấp cho Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ, nổi bật nhất là xe tăng chiến đầu chủ lực T-54. Ảnh: Bảo vật quốc gia - xe tăng T-54 số hiệu 843 được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.Xuất hiện trên chiến trường miền Nam trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, xe tăng T-54 luôn là lực lượng xung kích trong các chiến dịch lớn nhằm giải phóng hoàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Xe tăng T-54 số hiệu 843 được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.Trong cuộc đối đầu với chiến tranh phá hoại của Mỹ tên lửa SAM-2 (S-75 Dvina) do Liên Xô sản xuất đã trở thành một huyền thoại của lực lượng phòng không Việt Nam. Ảnh: Giàn tên lửa SAM-2 đã bắn rơi 4 máy bay B-52 Mỹ, được trưng bài tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.Trong 12 ngày đêm của trận Điện Biên Phủ trên không, các tiểu đoàn tên lửa SAM-2 của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã bắn hạ 29 máy bay ném bom chiến lược B-52, xóa tan hoàn toàn huyền thoại “pháo đài bay” của Mỹ. Ảnh: Giàn tên lửa SAM-2 đã bắn rơi 4 máy bay B-52 Mỹ, được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.Máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-21 của Liên Xô là máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không. Đây là loại máy bay chiến đấu chủ lực của không quân Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Bảo vật quốc gia - máy bay MiG-21 số hiệu 4324 được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.Trong suốt cuộc chiến, MiG-21 đã giúp Không quân Nhân dân Việt Nam bắn hạ nhiều loại máy bay Mỹ, góp phần bảo vệ miền Bắc trước các cuộc ném bom phá hoại của lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới. Ảnh: Máy bay MiG-21 số hiệu 4324 được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Loại vũ khí Liên Xô đầu tiên phải kể đến trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là súng trường tiến công AK-47, một loại vũ khí được coi là biểu tượng quân sự, góp phần làm thay đổi bộ mặt chiến tranh trong thế kỷ 20. Ảnh: Súng AK-47 từng được dân quân Sài Gòn sử dụng để giành chính quyền năm 1975, trưng bày tại Bảo tàng TP HCM.
Với độ tin cậy và hiệu quả rất cao trong điều kiện chiến đấu khắc nghiệt ở Việt Nam, loại súng này là vũ khí cá nhân thông dụng của bộ đội Giải phóng, gắn liền với những chiến công hiển hách trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Súng AK-47 trong di tích hầm vũ khí của biệt động Sài Gòn ở quận 3 TP HCM.
Một loại vũ khí cá nhân nổi bật khác của Liên Xô được sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ là súng chống tăng B40 (RPG-2). Ảnh: Súng B-40 từng được sử dụng trong chiến dịch Mậu Thân 1968, trưng bày tại Bảo tàng TP HCM.
Với ưu điểm rất nhẹ, dễ sử dụng, có thể bắn nhanh, liên tục nhiều viên, không gây chấn động, B40 đã trở thành một vũ khí gắn với chiến thuật "bám thắt lưng địch mà đánh", gây kinh hoàng cho đối phương của bộ đội Giải phóng. Ảnh: Súng B-40 trong di tích hầm vũ khí của biệt động Sài Gòn ở quận 3 TP HCM.
Trong các loại vũ khí cơ giới hạng nặng Liên Xô cung cấp cho Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ, nổi bật nhất là xe tăng chiến đầu chủ lực T-54. Ảnh: Bảo vật quốc gia - xe tăng T-54 số hiệu 843 được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Xuất hiện trên chiến trường miền Nam trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, xe tăng T-54 luôn là lực lượng xung kích trong các chiến dịch lớn nhằm giải phóng hoàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Xe tăng T-54 số hiệu 843 được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Trong cuộc đối đầu với chiến tranh phá hoại của Mỹ tên lửa SAM-2 (S-75 Dvina) do Liên Xô sản xuất đã trở thành một huyền thoại của lực lượng phòng không Việt Nam. Ảnh: Giàn tên lửa SAM-2 đã bắn rơi 4 máy bay B-52 Mỹ, được trưng bài tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Trong 12 ngày đêm của trận Điện Biên Phủ trên không, các tiểu đoàn tên lửa SAM-2 của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã bắn hạ 29 máy bay ném bom chiến lược B-52, xóa tan hoàn toàn huyền thoại “pháo đài bay” của Mỹ. Ảnh: Giàn tên lửa SAM-2 đã bắn rơi 4 máy bay B-52 Mỹ, được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-21 của Liên Xô là máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không. Đây là loại máy bay chiến đấu chủ lực của không quân Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Bảo vật quốc gia - máy bay MiG-21 số hiệu 4324 được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Trong suốt cuộc chiến, MiG-21 đã giúp Không quân Nhân dân Việt Nam bắn hạ nhiều loại máy bay Mỹ, góp phần bảo vệ miền Bắc trước các cuộc ném bom phá hoại của lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới. Ảnh: Máy bay MiG-21 số hiệu 4324 được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.