Người đầu tiên được nhắc đến, xếp hàng thứ 5 trong danh sách này là Minh Hy Tông hoàng hậu Trương Yên, thường gọi là Ý An hoàng hậu.
Sử sách ghi lại, Ý An hoàng hậu có dung mạo đoan trang, mặt như Bồ Tát, mắt như sóng nước hồ thu, miêng như hoa, mũi dọc dừa, răng đều tăm tắp.
Không chỉ có dung nhan hơn người, hoàng hậu Ý An còn được ví như bậc “mẫu nghi thiên hạ”.
Trước mặt Hy Tông Hoàng đế, bà không ít lần vạch mặt gian thần khiến bọn chúng vô cùng căm hận. Trước khi qua đời, Minh Tư Tông Chu Do Hiệu Hoàng đế đã sắc phong bà là Ý An hoàng hậu.
Đứng thứ tư trong danh sách này là vợ của Tùy Dạng Đế Dương Quảng, hoàng hậu Tiêu Thị.
Hoàng hậu Tiêu Thị là con gái của Lương Minh Đế Nam Triều, vừa chào đời đã là tuyệt thế giai nhân, mặt như hoa mẫu đơn, mắt lấp lánh, dáng người mềm mại như liễu, phong thái quyến rũ hơn người.
Trong lịch sử Trung Quốc, những người phụ nữ có khả năng thay đổi triều chính như hoàng hậu Tiêu Thị không nhiều.
Sử sách ghi lại, mỗi lần hoàng đế Dương Quảng xuống vùng Giang Nam, hoàng hậu Tiêu Thị đều đi cùng. Không dám trực tiếp chỉ ra sự bạo lực của hoàng đế, hoàng hậu viết “Thuật chí phú” khuyên can vua một cách khéo léo.
Sau khi Dương Quảng hoàng đế bị sát hại tại Giang Đô, bà được Lý Thế Dân – Đường Thái Tông giúp đỡ cho ẩn trốn.
Trinh Quán năm thứ 4, Lý Thế Dân đón bà về cung, bà sống 15 năm trong cung dưới thời Lý Thế Dân. Sau khi bà mất, Lý Thế Dân phong bà là Dạng Mẫn hoàng hậu, an tang tại phần mộ của Tùy Dạng hoàng đế.
Hoàng hậu thứ 3 được nhắc đến là Bắc Kiều Văn Tuyên Đế hoàng hậu Lý Tổ Nga. Trong “Bắc Kiều thư Văn Tuyên Lý hậu truyền” miêu tả Lý Tổ Nga hoàng hậu là người tài, sắc vẹn toàn.
Sau khi Cao Dương lên ngôi đã lập Lý Tổ Nga làm hoàng hậu. Văn Tuyên Đế nổi tiếng bạo ngược, điên loạn và thất thường, thường xuyên ngược đãi, giết hại các phi tần, nhưng luôn dành sự tôn trọng đối với Lý hoàng hậu.
Hồng nhan bạc phận, về sau Lý hoàng hậu đi tu, sống một cuộc đời cô đơn nơi chùa miếu.
Vị Hoàng hậu đứng ở vị trí thứ 2 là Ngụy Văn Đế Hoàng hậu Chân Thị. Sử sách ghi lại, Ngụy Chân Hậu là người thông minh, xinh đẹp rất được sủng ái.
Chân Thị hoàng hậu nổi tiếng với truyền thuyết làm say lòng Tào Tháo và 2 con trai là Tào Phi và Tào Thực. Sau cùng bà lấy Tào Phi tức Ngụy Văn Đế.
Vị hoàng hậu nắm giữ vị trí số 1 là vị hoàng hậu của thời Xuân Thu: Hạ Cơ. Nàng Hạ Cơ được miêu tả đẹp sắc nước hương trời, dánh hình mảnh mai như liễu, nhưng còn nổi tiếng hơn bởi câu chuyên 3 lần làm Vương hậu, 7 lần làm Phu nhân.
Tương truyền Hạ Cơ am hiểu thuật “lấy dương bổ âm” nên dù đã ngoại tứ tuần vẫn đẹp như thiếu nữ, khiến các bậc đế quân nghiêng ngả.
Những vị hoàng hậu "tai tiếng"
Gian thông với cả hòa thượng để thỏa mãn ham muốn
Thậm chí, để thỏa mãn dục vọng, Hồ thị còn gian díu với cả hòa thượng.
Sau khi Vũ Thành Đế qua đời, mối quan hệ của Hồ Hoàng hậu với Hòa Sỹ Khai càng trở nên công khai, không coi ai ra gì. Tuy nhiên, do bị nhiều người ghen ghét nên không lâu sau đó, Hòa Sỹ Khai bị ám sát.
Không chịu nổi cảnh giường đơn gối chiếc, Hồ thị tiếp tục có quan hệ bất chính với hòa thượng Vân Hiến ở ngôi chùa mà bà hay lui đến. Thậm chí, bà còn lấy cớ giảng kinh để đón Vân Hiến vào cung hầu hạ chuyện chăn gối. Chuyện này trong ngoài đều biết chỉ có Cao Vỹ là không hay biết gì.
Mọi chuyện chỉ bị Cao Vỹ phát giác lúc ông vào cung Thái hậu thỉnh an và bắt gặp hai vị ni cô xinh đẹp. Dâm tà nổi lên, Cao Vỹ liền triệu hai vị ni cô vào cung để hầu hạ nhưng tới lúc lâm hạnh, Cao Vỹ mới bàng hoàng phát hiện hai vị ni cô này thực chất là hòa thượng, cải trang vào cung để hầu hạ Hồ thị.
Tức giận, Cao Vỹ hạ lệnh tra xét lai lịch của hai ni cô giả và phát hiện ra hòa thượng Vân Hiến. Sau đó, Cao Vỹ ra lệnh chém đầu Vân Hiến và hai đệ tử, đồng thời bắt Hồ thị chuyển vào Bắc cung giam lỏng, ra lệnh người hầu không được phép lui đến. Bên cạnh đó, những kẻ từng gian díu với Hồ thị đều bị Cao Vỹ giết không tha.
Từ Hoàng thái hậu tới kỹ nữ chốn lầu xanh
Năm 577, Bắc Tề bị Bắc Chu tiêu diệt, Cao thị hoàng tộc bị thanh trừ. Nam giới đều bị giết sạch, nữ giới trừ một số người được ban cho đại thần Bắc Chu thì số còn lại đều phải tự mưu sinh, trong đó có Hồ thị (lúc này đã ngoài 40) và Hoàng hậu thứ ba của Cao Vỹ là Mục Hoàng Hoa (mới ngoài 20).
Dù đã ở tuổi tứ tuần, chuyện chăn gối của Hồ thị vẫn chưa “hạ nhiệt”. Vì vậy, để vừa kiếm tiền mưu sinh vừa được thỏa mãn dục vọng, Hồ thị cùng Mục Hoàng hậu đã mở kỹ viện, trở thành kỹ nữ chốn lầu xanh.
Sở hữu nhan sắc trời ban lại mang danh Thái hậu, Hoàng hậu nên kỹ viện của hai người khi vừa mới mở ra đã lan truyền khắp cả nước và nhanh chóng trở thành nơi dừng chân của chốn ăn chơi. Nhờ đó mà việc làm ăn của mẹ chồng nàng dâu vô cùng phát đạt. Dần dà, Hồ Thái hậu càng cảm thấy vô cùng hứng thú với công việc này.
Thậm chí, còn có giai thoại ghi Hồ Thái hậu từng nói với Mục Hoàng hậu rằng: “Vi hậu bất như vi xương cánh lạc thú”, nghĩa là làm Hoàng hậu không sướng bằng làm kỹ nữ. Bởi lẽ trong hoàng cung rộng lớn có trăm nghìn giai nhân nhưng chỉ hầu hạ một Hoàng đế, còn bà bấy giờ lại muốn có cả một đám nam nhân thay nhau hầu hạ, chiều chuộng.
Năm 600, sau 10 năm làm kỹ nữ, Hồ thị chết vì bệnh ở Trường An. Dù đã qua đời nhưng tiếng xấu của bà vẫn lưu truyền đến hàng ngàn năm sau, vì đường đường là một Hoàng hậu, Hoàng thái hậu lại tự nguyện trở thành gái lầu xanh để thỏa mãn dục vọng của bản thân.