Bộ lạc Dani sống ở vùng rừng núi tỉnh Papua, thuộc Tây New Guinea, Indonesia, là một trong những cộng đồng biệt lập nhất thế giới. Nhiếp ảnh gia, kỹ sư công nghệ thông tin Teh Han Lin ở Singapore đã dành ra 4 ngày để trải nghiệm cuộc sống và chụp ảnh bộ lạc đặc biệt này."Tôi không biết được khi nào họ sẽ biến mất. Đây là lý do khiến tôi quyết định phải đến đây ngay trong năm nay", anh Teh Han Lin chia sẻ với Daily Mail. Trong ảnh là một người đàn ông Dani với vũ khí chiến đấu và chiếc khuyên mũi đặc biệt.Việc chặt ngón tay tượng trưng cho nỗi đau khi mất đi người thân. Trong đời người phụ nữ Dani, họ có thể nhiều lần phải thực hiện việc này. Chính phủ Indonesia đã cấm hủ tục, nhưng dấu vết của nó vẫn được thấy ở những phụ nữ cao niên.Đàn ông Dani sử dụng một loại "phụ kiện" đặc biệt để che phần nhạy cảm. Nó được gọi là "koteka", có hình dạng như một chiếc tù và. Họ không mặc bất cứ loại quần áo nào.Trong khi đó, phụ nữ, nhất là những người lớn tuổi, thường mặc váy và để ngực trần.Cuộc sống của người Dani lần đầu tiên được phương Tây biết đến khi nhà thiện nguyện người Mỹ Richard Archbold tình cờ phát hiện ra họ trong một chuyến đi vào năm 1938.Vào tháng 8 hàng năm, người Dani tổ chức lễ hội Baliem, gọi theo tên vùng thung lũng nơi họ cư trú. Lễ hội có sự tham gia của những bộ lạc lân cận gồm Yali và Lani. Tại đây các chiến binh giỏi nhất của mỗi bộ lạc sẽ tham gia đánh trận giả để thể hiện những nét đặc trưng nhất trong văn hóa của họ.Những chiến binh trẻ của bộ lạc Dani tham gia đánh trận giả trong lễ hội năm nay. Theo nhiếp ảnh gia Teh Han Lin, mặc dù nổi tiếng "đáng sợ" với các bộ lạc quanh vùng cũng như được biết đến như là những chiến binh cừ khôi nhất, người Dani thực ra rất nồng hậu và cởi mở với du khách."Họ trông có vẻ dữ tợn nhưng thực ra rất thân thiện và lịch sự, miễn là bạn cũng cư xử giống vậy", kỹ sư Teh Han Lin chia sẻ.Bộ lạc Dani sống ở vùng núi tỉnh Papua tại phía tây đảo New Guinea (phần thuộc Indonesia), giáp ranh với Nhà nước Độc lập Papua New Guinea ở phía đông. Đây là hòn đảo lớn thứ hai thế giới sau đảo Greenland của Đan Mạch. Đồ họa: Daily Mail.
Bộ lạc Dani sống ở vùng rừng núi tỉnh Papua, thuộc Tây New Guinea, Indonesia, là một trong những cộng đồng biệt lập nhất thế giới. Nhiếp ảnh gia, kỹ sư công nghệ thông tin Teh Han Lin ở Singapore đã dành ra 4 ngày để trải nghiệm cuộc sống và chụp ảnh bộ lạc đặc biệt này.
"Tôi không biết được khi nào họ sẽ biến mất. Đây là lý do khiến tôi quyết định phải đến đây ngay trong năm nay", anh Teh Han Lin chia sẻ với Daily Mail. Trong ảnh là một người đàn ông Dani với vũ khí chiến đấu và chiếc khuyên mũi đặc biệt.
Việc chặt ngón tay tượng trưng cho nỗi đau khi mất đi người thân. Trong đời người phụ nữ Dani, họ có thể nhiều lần phải thực hiện việc này. Chính phủ Indonesia đã cấm hủ tục, nhưng dấu vết của nó vẫn được thấy ở những phụ nữ cao niên.
Đàn ông Dani sử dụng một loại "phụ kiện" đặc biệt để che phần nhạy cảm. Nó được gọi là "koteka", có hình dạng như một chiếc tù và. Họ không mặc bất cứ loại quần áo nào.
Trong khi đó, phụ nữ, nhất là những người lớn tuổi, thường mặc váy và để ngực trần.
Cuộc sống của người Dani lần đầu tiên được phương Tây biết đến khi nhà thiện nguyện người Mỹ Richard Archbold tình cờ phát hiện ra họ trong một chuyến đi vào năm 1938.
Vào tháng 8 hàng năm, người Dani tổ chức lễ hội Baliem, gọi theo tên vùng thung lũng nơi họ cư trú. Lễ hội có sự tham gia của những bộ lạc lân cận gồm Yali và Lani. Tại đây các chiến binh giỏi nhất của mỗi bộ lạc sẽ tham gia đánh trận giả để thể hiện những nét đặc trưng nhất trong văn hóa của họ.
Những chiến binh trẻ của bộ lạc Dani tham gia đánh trận giả trong lễ hội năm nay. Theo nhiếp ảnh gia Teh Han Lin, mặc dù nổi tiếng "đáng sợ" với các bộ lạc quanh vùng cũng như được biết đến như là những chiến binh cừ khôi nhất, người Dani thực ra rất nồng hậu và cởi mở với du khách.
"Họ trông có vẻ dữ tợn nhưng thực ra rất thân thiện và lịch sự, miễn là bạn cũng cư xử giống vậy", kỹ sư Teh Han Lin chia sẻ.
Bộ lạc Dani sống ở vùng núi tỉnh Papua tại phía tây đảo New Guinea (phần thuộc Indonesia), giáp ranh với Nhà nước Độc lập Papua New Guinea ở phía đông. Đây là hòn đảo lớn thứ hai thế giới sau đảo Greenland của Đan Mạch. Đồ họa: Daily Mail.