1. Tọa lạc tại thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, chùa Đức Hạnh là ngôi chùa có cổng tam quan lạ lùng bậc nhất Việt Nam.Cổng tam quan này cao 5m, rộng 10m, kết cấu bằng 8 thanh đá khối được ráp vào nhau bằng mộng, giống như gỗ. Đây đều là loại đá khối tự nhiên.Thanh đá nằm ngang trên cùng nặng gần 4 tấn. Thanh đá nằm ngang thứ 2 nặng gần 8 tấn. Hai thanh đá trụ mỗi thanh nặng trên 7 tấn. Ngoài ra còn 4 trụ đá cổng phụ, mỗi trụ nặng trên 5 tấn.Công trình cổng tam quan bằng đá độc đáo này doo nhóm thợ 3 người thực hiện ròng rã trong 4 năm, từ 2008 - 2011. Các thanh đá nguyên khối này do ông Nguyễn Minh Hóa, chủ một hầm đá, cách chùa 2 km cúng đường.2. Tọa lạc tại khóm 3, thị trấn Châu Thành, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, chùa Hang (tên chính thức là chùa Kompông Chrây) được coi là một trong những ngôi chùa Khmer Nam Bộ đẹp và độc đáo nhất Việt Nam.Do cổng phụ của ngôi chùa được thiết kế như một cái hang nên người dân trong vùng quen gọi đây là chùa Hang. Lâu dần, khách thập phương chỉ còn biết đến ngôi chùa qua tên gọi chùa Hang Trà Vinh.Cánh cổng này nằm ven tỉnh lộ 36, xây dựng vòm cuốn, tường rất dày, dài 12 mét, gồm một lối đi chính và hai lối đi phụ ở hai bên, thông với nhau bằng nhiều cổng vòm gợi liên tưởng đến một cái hang.Đây là kiểu thiết kế cổng chùa độc nhất vô nhị, có lẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các ngôi chùa Phật giáo trên thế giới.3. Có lịch sử hơn 700 năm, chùa Hoằng Phúc (xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung. Dấu tích kiến trúc xa xưa nhất còn được lưu giữ của chùa là một cánh cổng nằm ở sân trước.Cánh cổng này có tuổi đời hàng trăm năm, gây ấn tượng đặc biệt với một cây si lớn mọc trùm lên trên. Theo lời người cao tuổi ở địa phương, cây si đã tồn tại trong nhiều thập niên, khi chùa Hoằng Phúc rơi vào tình trạng đổ nát do chiến tranh và thiên tai.Theo thời gian, rễ cây bám chặt và len lỏi vào mọi ngóc ngách của cánh cổng. Qua những khe hở của rễ cây vẫn có thể nhận ra những đường nét kiến trúc cổ xưa của công trình.Xung quanh cổng chùa có một số di vật của ngôi chùa cổ như tấm bia đá hay các phiến đá được dùng để lát lối đi của chùa hoặc kê các chân cột.
Mời quý độc giả xem video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng. Nguồn: VTC10.
1. Tọa lạc tại thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, chùa Đức Hạnh là ngôi chùa có cổng tam quan lạ lùng bậc nhất Việt Nam.
Cổng tam quan này cao 5m, rộng 10m, kết cấu bằng 8 thanh đá khối được ráp vào nhau bằng mộng, giống như gỗ. Đây đều là loại đá khối tự nhiên.
Thanh đá nằm ngang trên cùng nặng gần 4 tấn. Thanh đá nằm ngang thứ 2 nặng gần 8 tấn. Hai thanh đá trụ mỗi thanh nặng trên 7 tấn. Ngoài ra còn 4 trụ đá cổng phụ, mỗi trụ nặng trên 5 tấn.
Công trình cổng tam quan bằng đá độc đáo này doo nhóm thợ 3 người thực hiện ròng rã trong 4 năm, từ 2008 - 2011. Các thanh đá nguyên khối này do ông Nguyễn Minh Hóa, chủ một hầm đá, cách chùa 2 km cúng đường.
2. Tọa lạc tại khóm 3, thị trấn Châu Thành, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, chùa Hang (tên chính thức là chùa Kompông Chrây) được coi là một trong những ngôi chùa Khmer Nam Bộ đẹp và độc đáo nhất Việt Nam.
Do cổng phụ của ngôi chùa được thiết kế như một cái hang nên người dân trong vùng quen gọi đây là chùa Hang. Lâu dần, khách thập phương chỉ còn biết đến ngôi chùa qua tên gọi chùa Hang Trà Vinh.
Cánh cổng này nằm ven tỉnh lộ 36, xây dựng vòm cuốn, tường rất dày, dài 12 mét, gồm một lối đi chính và hai lối đi phụ ở hai bên, thông với nhau bằng nhiều cổng vòm gợi liên tưởng đến một cái hang.
Đây là kiểu thiết kế cổng chùa độc nhất vô nhị, có lẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các ngôi chùa Phật giáo trên thế giới.
3. Có lịch sử hơn 700 năm, chùa Hoằng Phúc (xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung. Dấu tích kiến trúc xa xưa nhất còn được lưu giữ của chùa là một cánh cổng nằm ở sân trước.
Cánh cổng này có tuổi đời hàng trăm năm, gây ấn tượng đặc biệt với một cây si lớn mọc trùm lên trên. Theo lời người cao tuổi ở địa phương, cây si đã tồn tại trong nhiều thập niên, khi chùa Hoằng Phúc rơi vào tình trạng đổ nát do chiến tranh và thiên tai.
Theo thời gian, rễ cây bám chặt và len lỏi vào mọi ngóc ngách của cánh cổng. Qua những khe hở của rễ cây vẫn có thể nhận ra những đường nét kiến trúc cổ xưa của công trình.
Xung quanh cổng chùa có một số di vật của ngôi chùa cổ như tấm bia đá hay các phiến đá được dùng để lát lối đi của chùa hoặc kê các chân cột.
Mời quý độc giả xem video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng. Nguồn: VTC10.