Hiện tượng bí ẩn quanh những đồ vật thường được cho rằng do tác động của ma quỷ, do đồ vật đó bị ám, bị nguyền rủa. Tuy chưa được chứng minh, nhưng những câu chuyện xung quanh những đồ vật này cũng đủ làm người ta sợ hãi.
Búp bê Annabelle
Nhắc đến đồ vật bị ám, không thể không nhắc đến búp bê Annabelle, một vật bị ma ám nổi tiếng đến mức có khá nhiều bộ phim xung quanh nó. Năm 1970, khi đi qua cửa hàng đồ cũ, một người phụ nữ đã thấy búp bê Annabelle xinh xắn và mua về tặng con gái mình.
Búp bê ma ám Annabelle có quá nhiều hiện tượng bí ẩn tồn tại xung quanh. Ảnh minh họa
Cô con gái rất thích Annabelle nên luôn giữ nó bên mình, kể cả khi đi ngủ. Nhưng không lâu sau, các hiện tượng kỳ lạ bắt đầu xảy ra. Con búp bê có thể tự di chuyển qua căn phòng dù không ai đụng vào nó. Mọi người trong nhà tìm thấy những mẩu giấy da cũ kỹ với dòng chữ nguệch ngoạc như của trẻ con. Chưa dừng lại ở đó, có người ta còn nói, họ thấy con búp bê có thể đứng thẳng dậy trên đôi chân bằng vải của mình...Người mẹ của cô gái đã tìm đến nhà ngoại cảm để được giúp đỡ. Bà vô cùng ngạc nhiên khi biết, trong búp bê Annabelle có linh hồn của một cô bé đã mất. Linh hồn này nói rằng, nó rất thích cô chủ của nó hiện nay và muốn ở lại.
Cả nhà đồng ý và tiếp tục giữ búp bê trong nhà nhưng hiện tượng kỳ lạ ngày một xuất hiện nhiều hơn. Ví dụ như việc một người bạn nam sau khi đến chơi nhà đã bị búp bê tấn công, cào rách bụng lẫn ngực một cách tàn nhẫn.
Búp bê Robert cũng là một con búp bê ma ám có nhiều hiện tượng bí ẩn bao quanh. Ảnh minh họa
Về sau, búp bề được tặng lại cho một chủ nhân mới. Nhưng cô bé này đã kinh hãi kể lại rằng con búp bê định giết chết cô. Sau đó, búp bề được tặng lại cho Viện bảo tàng Fort East Martello. Những nhân viên ở đây kể lại rằng họ vẫn thường xuyên nghe tiếng nói chuyện, tiếng nói và cả tiếng cười rùng rợn của Robert.
Chiếc ghế chết chóc
Năm 1702, Thomas Busby bị kết án treo cổ vì đã bóp cổ cha. Trước khi thi hành án, y có nguyện vọng là được thưởng thức bữa ăn cuối cùng tại quán rượu yêu thích ở Thirsk (Anh).
Khi hoàn thành bữa ăn, Thomas Busby đứng dậy và nói rằng: “Bất cứ ai dám ngồi vào chiếc ghế này cũng sẽ nhận về mình một cái chết bất ngờ". Nhiều người không tin vào câu nói đó và coi đó chỉ là câu nói đùa.
Người ta đã phải treo chiếc ghế lên vì những hiện tượng bí ẩn chết chóc xảy ra quanh nó. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, người dân địa phương bắt đầu nhận thấy rằng, những ai đã từng ngồi lên chiếc ghế đó đều gặp phải cái chết bất ngờ. Điển hình vào năm 1967, hai phi công của không quân hoàng gia đã vô tình ngồi lên chiếc ghế và ngay sau đó, chiếc xe của họ đã gặp tai nạn. Khi làm vệ sinh quán, một người phụ nữ đã bị trượt chân và không may ngã nhào xuống chiếc ghế đó. Thật đáng buồn thì không lâu sau, bà cũng qua đời vì một khối u não.
Danh sách những người chết liên quan tới chiếc ghế đó ngày càng nhiều, lên tới 63 người. Bởi vậy, chủ quán đã quyết định bỏ chiếc ghế vào tầng hầm. Không may khi ở đó, chiếc ghế vẫn đủ sức làm hại nhiều nạn nhân khác. Một người đàn ông giao hàng khi xếp đồ vào tầng hầm vô tình ngồi vào chiếc ghế để nghỉ và cũng bị tai nạn ngay hôm đó.Chính vì vậy vào năm 1972, chủ quán rượu đã tặng chiếc ghế cho bảo tàng địa phương. Bảo tàng này đã giữ và trưng bày chiếc ghế nhưng treo nó lên cao để không ai có thể ngồi vào đó.
Chiếc hộp Bibbuk
Chiếc hộp Bibbuk chứa hồn ma cổ đại. Hộp dibbuk là một tủ rượu. Theo văn hóa dân gian người Do Thái, nó luôn bị ám bởi những linh hồn quỷ dữ. Một chiếc hộp dibbuk đã trở nên nổi tiếng khi được rao bán vào năm 2001 trên Ebay cùng câu chuyện rùng rợn.
Không ai dám sở hữu chiếc hộp có quá nhiều hiện tượng bí ẩn ma quái này. Ảnh minh họa
Câu chuyện bắt đầu vào tháng 9/2001, khi một người sưu tập đồ cổ tham dự một buổi thanh lý nhà ở Oregon nước Mỹ. Buổi đấu giá được tổ chức để bán những đồ sở hữu của cụ bà 103 tuổi. Người cháu gái cho biết, cụ đã cho người buôn đồ cổ biết rằng cụ đã mất. Cụ bà là người Do thái và là người duy nhất trong gia đình sống sót khỏi thảm họa diệt chủng Phát xít. Khi cụ di cư đến Mỹ, chiếc hộp được mang theo đi cùng. Cháu gái cụ bà giải thích rằng cụ luôn tránh xa chiếc hộp và không bao giờ mở nó ra bởi cho rằng nó đã bị quỷ ám. Cụ cũng đề nghị phải chôn chiếc hộp cùng mình khi chết.
Nếu làm vậy là trái với truyền thống của người Do thái nên gia đình đã đem bán nó cùng với các đồ cổ. Người mua đồ cổ đang mang chiếc hộp về nhà và đặt nó vào workshop của mình ở tầng hầm. Ngay lập tức, những sự việc gây sợ hãi bắt đầu xảy ra. Nửa đêm trong nhà anh mất điện, các cửa ra vào bỗng nhiên bị khóa và cô trợ lý thường xuyên nghe thấy những âm thanh lạ phát ra từ tầng hầm.
Sau khi xem xét, người buôn đồ cổ phát hiện mùi nước tiểu của mèo trong không khí và sau đó, tất cả bóng điện trong nhà đã bị vỡ nát. Người buôn đồ cổ liền mang chiếc hộp tặng cho mẹ và bà mẹ ngay lập tức bị đột quỵ. Ở bệnh viện, bà đã đánh vần từ “MÓN QUÀ ĐÁNG GHÉT” trong nước mắt. Người buôn đồ cổ liền cố tặng cho nhiều người khác nhưng ngay sau đó, món đồ lại trở về với anh.
Nhiều người không thích nó, nhiều người cho rằng nó là một thứ reo rắc tội ác. Người buôn đồ cổ bắt đầu gặp những ác mộng dai dẳng và sau đó anh đã phát hiện thấy tất cả những thành viên gia đình từng đụng chạm vào chiếc hộp cũng gặp ác mộng. Cuối cùng, gia đình thấy những bóng đen đi lượn lờ trong nhà nhiều lần cùng những sự việc siêu nhiên liên tiếp xảy ra.
Trong một lần ngủ quên trước máy tính, người mua đồ cổ tỉnh dậy và thấy có những bóng đen hắc ám lao về phía cầu thang. Cuối cùng, anh quyết định rao bán món đồ lên eBay và kể những việc đã xảy ra với mình. Jason Haxton làm việc tại viện bảo tàng y học ở Missouri đã mua chiếc hộp và sau đó viết nên cuốn sách kể chi tiết câu chuyện lạ lùng quanh chiếc hộp dibbuk.
Chiếc váy cưới tự nhảy múa
Năm 1849, một cô gái đến từ gia đình giàu có tên là Anna Baker đã yêu một thợ làm thiếc. Cha của Anna là ông Ellis Bake đã ngăn cản cô kết hôn với chàng trai lao động và luôn muốn gả cô cho một người giàu có khác. Cô gái tức giận tới nỗi không kết hôn ai cho tới lúc chết vào năm 1914.
Chiếc váy cưới được cho rằng có thể tự nhảy múa vào đêm trăng rằm. Ảnh minh họa
Trước khi người cha chia rẽ mối tình, Anna đã chọn được một chiếc váy cưới đẹp. Chiếc váy sau đó đã được một cô gái giàu có khác mặc. Nhiều năm sau, bộ váy cưới được quyên cho một tổ chức xã hội và căn nhà của cô Baker biến thành bảo tàng. Bộ váy cưới được đặt trong tủ kính ở cạnh phòng của của bà Anna Baker. Sau khi bà chết, các quan khách đến thăm nhà đã thấy bộ váy cưới có thể tự nhảy múa. Đặc biệt vào những đêm trăng tròn, bộ váy tự đi từ bên này sang bên kia, đứng trước gương và tự thán phục mình. Các nhà siêu nhiên học đã nghiên cứu và cho rằng hồn ma của cô dâu Anna Baker đã đòi lại chiếc váy và ám vào nó.