1. Tọa lạc ở cạnh vùng biển Cổ Thạch, thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, chùa Cổ Thạch (còn gọi chùa Đá Cổ, hay chùa Hang Bình Thuận) được khai sơn năm 1813 là một điểm hành hương và tham quan nổi tiếng của khu vực Nam Trung Bộ.Quần thể kiến trúc của chùa gồm nhiều am, điện, cốc liên hoàn với nhau trên khu đồi đá tự nhiên rộng lớn. Chính điện của chùa nằm trên một khu đất rộng bằng phẳng, dựa lưng vào các phiến đá lớn. Nhiều điện, am thờ được xây giữa những tảng đá to, hoặc trong các hang đá tự nhiên.Trong khuôn viên chùa có một đỉnh núi gọi là đỉnh Linh Thứu, dựa theo tên gọi một đỉnh núi thiêng trong điển tích Phật giáo. Từ đỉnh Linh Thứu có thể quan sát cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục của vùng biển Cổ Thạch.Với những giá trị to lớn về lịch sử, kiến trúc và cảnh quan, vào năm 1993, chùa Cổ Thạch đã được công nhận là một Di tích - thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam.2. Tọa lạc tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi, dinh Thầy Thím là một địa điểm tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận. Được xây dựng vào năm 1879, dinh có dạng kiến trúc như một ngôi đình làng với nhiều công trình mang phong cách thời nhà Nguyễn.Lịch sử của dinh gắn liền với những câu chuyện về lối sống nhân ái, đạo nghĩa của Thầy Thím - vị thần được thờ trong dinh. Thầy Thím thực chất là tên gọi kép của một vợ chồng đạo sĩ (chồng là Thầy, vợ là Thím) sống vào đầu thời Nguyễn, có nhiều công đức đối với địa phương.Để tỏ lòng nhớ công đức của Thầy Thím, nhân dân trong vùng lập dinh ở khu rừng Bàu Cái gần nơi hai người tạ thế, lấy ngày 15/9 âm lịch hằng năm là ngày lễ tế. Đến đời Thành Thái, nhà vua ban sắc phong cho Thầy Thím là “Chí Đức Tiên Sinh, Chí Đức Nương Nương Tôn Thần”.Nổi tiếng về sự linh thiêng, vào những dịp lễ, Tết, khách thập phương đổ về dinh Thấy Thím hành lễ rất đông. Đến năm 1997, dinh được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.3. Tọa lạc tại đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, TP Phan Thiết, vạn Thủy Tú là một trong những địa điểm thờ cá Ông (cá voi) nổi tiếng nhất Việt Nam. Vạn được dựng vào năm 1762 làm nơi lưu giữ và thờ cúng các bộ xương cá Ông theo tín ngưỡng ở miền biển Nam Trung Bộ.Vạn có quy mô không lớn, nhưng cách bài trí bên trong có nhiều điểm được coi là độc đáo. Hương án chính giữa dinh thờ Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn thần; bên trái thờ Thuỷ Long Thánh Phi nương nương tôn thần và bên phải thờ Thái Hiệu tiên sư tôn thần...Vạn có một phòng lưu trữ hàng trăm bộ hài cốt của các "Ông", "Bà" và "Cậu", là những loài cá lớn như cá voi, cá heo…, được coi như những hải thần phò trợ người đi biển. Các bộ hài cốt này được thu thập khi cá tấp vào bờ để "luỵ" (chết), hoặc chui vào lưới ngư phủ khi sắp "luỵ".Đặc biệt, vạn Thủy Tú đang lưu giữ bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam với chiều dài 22 mét, nặng 65 tấn. Bộ xương này có tuổi đời hơn 2 thế kỷ, gắn với lịch sử ra đời của vạn... Năm 1996, vạn Thủy Tú đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.4. Nằm ở phường Phước Lộc, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, đình và vạn Phước Lộc đã được hình thành từ lâu đời. Công trình chia thành hai phần trong một nguôn viên, trong đó đình là nơi thờ Hoàng Thành bổn xứ có công khai mở đất và vạn là nơi thờ Thần Ông Nam hải (cá voi).Cũng như vạn Thủy Tú, vạn vạn Phước Lộc lưu giữ một lượng xương cá Ông rất lớn. Các bộ xương này được bảo quản bằng tủ kính có nhiều ngăn đặt trong vạn, bộ lớn nhất được đặt ở ngăn kính trên cùng, các ngăn dưới là nhiều bộ xương trung bình và nhỏ được xếp chồng lên nhau.Các bộ xương này có nguồn gốc từ các cá Ông lụy bờ được an táng. Trải qua chiến tranh, đình và vạn Phước Lộc từng bị tàn phá nặng nề và chuyển dời vị trí nhưng những bộ xương cá Ông vẫn được người dân bảo vệ bằng mọi giá.Vào năm 2013, đình và vạn Phước Lộc đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia của Việt Nam.
1. Tọa lạc ở cạnh vùng biển Cổ Thạch, thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, chùa Cổ Thạch (còn gọi chùa Đá Cổ, hay chùa Hang Bình Thuận) được khai sơn năm 1813 là một điểm hành hương và tham quan nổi tiếng của khu vực Nam Trung Bộ.
Quần thể kiến trúc của chùa gồm nhiều am, điện, cốc liên hoàn với nhau trên khu đồi đá tự nhiên rộng lớn. Chính điện của chùa nằm trên một khu đất rộng bằng phẳng, dựa lưng vào các phiến đá lớn. Nhiều điện, am thờ được xây giữa những tảng đá to, hoặc trong các hang đá tự nhiên.
Trong khuôn viên chùa có một đỉnh núi gọi là đỉnh Linh Thứu, dựa theo tên gọi một đỉnh núi thiêng trong điển tích Phật giáo. Từ đỉnh Linh Thứu có thể quan sát cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục của vùng biển Cổ Thạch.
Với những giá trị to lớn về lịch sử, kiến trúc và cảnh quan, vào năm 1993, chùa Cổ Thạch đã được công nhận là một Di tích - thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam.
2. Tọa lạc tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi, dinh Thầy Thím là một địa điểm tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận. Được xây dựng vào năm 1879, dinh có dạng kiến trúc như một ngôi đình làng với nhiều công trình mang phong cách thời nhà Nguyễn.
Lịch sử của dinh gắn liền với những câu chuyện về lối sống nhân ái, đạo nghĩa của Thầy Thím - vị thần được thờ trong dinh. Thầy Thím thực chất là tên gọi kép của một vợ chồng đạo sĩ (chồng là Thầy, vợ là Thím) sống vào đầu thời Nguyễn, có nhiều công đức đối với địa phương.
Để tỏ lòng nhớ công đức của Thầy Thím, nhân dân trong vùng lập dinh ở khu rừng Bàu Cái gần nơi hai người tạ thế, lấy ngày 15/9 âm lịch hằng năm là ngày lễ tế. Đến đời Thành Thái, nhà vua ban sắc phong cho Thầy Thím là “Chí Đức Tiên Sinh, Chí Đức Nương Nương Tôn Thần”.
Nổi tiếng về sự linh thiêng, vào những dịp lễ, Tết, khách thập phương đổ về dinh Thấy Thím hành lễ rất đông. Đến năm 1997, dinh được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
3. Tọa lạc tại đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, TP Phan Thiết, vạn Thủy Tú là một trong những địa điểm thờ cá Ông (cá voi) nổi tiếng nhất Việt Nam. Vạn được dựng vào năm 1762 làm nơi lưu giữ và thờ cúng các bộ xương cá Ông theo tín ngưỡng ở miền biển Nam Trung Bộ.
Vạn có quy mô không lớn, nhưng cách bài trí bên trong có nhiều điểm được coi là độc đáo. Hương án chính giữa dinh thờ Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn thần; bên trái thờ Thuỷ Long Thánh Phi nương nương tôn thần và bên phải thờ Thái Hiệu tiên sư tôn thần...
Vạn có một phòng lưu trữ hàng trăm bộ hài cốt của các "Ông", "Bà" và "Cậu", là những loài cá lớn như cá voi, cá heo…, được coi như những hải thần phò trợ người đi biển. Các bộ hài cốt này được thu thập khi cá tấp vào bờ để "luỵ" (chết), hoặc chui vào lưới ngư phủ khi sắp "luỵ".
Đặc biệt, vạn Thủy Tú đang lưu giữ bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam với chiều dài 22 mét, nặng 65 tấn. Bộ xương này có tuổi đời hơn 2 thế kỷ, gắn với lịch sử ra đời của vạn... Năm 1996, vạn Thủy Tú đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.
4. Nằm ở phường Phước Lộc, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, đình và vạn Phước Lộc đã được hình thành từ lâu đời. Công trình chia thành hai phần trong một nguôn viên, trong đó đình là nơi thờ Hoàng Thành bổn xứ có công khai mở đất và vạn là nơi thờ Thần Ông Nam hải (cá voi).
Cũng như vạn Thủy Tú, vạn vạn Phước Lộc lưu giữ một lượng xương cá Ông rất lớn. Các bộ xương này được bảo quản bằng tủ kính có nhiều ngăn đặt trong vạn, bộ lớn nhất được đặt ở ngăn kính trên cùng, các ngăn dưới là nhiều bộ xương trung bình và nhỏ được xếp chồng lên nhau.
Các bộ xương này có nguồn gốc từ các cá Ông lụy bờ được an táng. Trải qua chiến tranh, đình và vạn Phước Lộc từng bị tàn phá nặng nề và chuyển dời vị trí nhưng những bộ xương cá Ông vẫn được người dân bảo vệ bằng mọi giá.
Vào năm 2013, đình và vạn Phước Lộc đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia của Việt Nam.