Cuộc cách ly y tế quy mô lớn đầu tiên của thế kỷ 21 đã xảy ra năm 2003, khi SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) trở thành đại dịch cấp độ toàn cầu. Thời điểm đó virus phát tán ở Trung Quốc gây ra hàng trăm cái chết ở quốc gia này và lan sang nhiều khu vực khác trên thế giới.Để đối phó với dịch SARS, chính quyền Trung Quốc ra lệnh phong tỏa đi lại đối với thành phố Bắc Kinh, gây ảnh hưởng tới hàng triệu người. Trong khi đó ở Canada, gần 100 người đã bị cách ly hoàn toàn, 30.000 người được lệnh không được ra khỏi nhà hoặc bệnh viện tại Toronto để theo dõi.Tại các quốc gia khác, việc cách ly cũng được thực hiện trên các quy mô khác nhau. Tại Việt Nam, khu vực cách ly là Bệnh viện Việt Pháp. Đại dịch này đã kkiến 66 người ở Việt Nam nhiễm bệnh, trong đó 5 y tá, bác sĩ của Bệnh viện Việt – Pháp và một chuyên gia quốc tế tử vong.Năm 2014, một người đàn ông độc thân được tìm thấy đã chết vì dịch hạch ở thành phố Ngọc Môn, Trung Quốc. Nước này ngay lập tức phong tòa thành phố và cách ly 151 người từng tiếp xúc với nạn nhân. Lệnh phong tòa được dỡ bỏ sau 2 ngày, khi không một ca mắc mới nào được phát hiện.Vào năm 2015, hội chứng hô hấp cấp Trung Đông (MERS) từ Tây Á lan sang nhiều quốc gia khác. Dịch bệnh này đã dẫn đến một cuộc cách ly y tế lớn ở Hàn Quốc, với hơn 1.800 trường học thuộc nhiều tỉnh thành phải tạm thời đóng cửa, hơn 2.500 người bị cách ly.Từ năm 2014-2016, nhiều quốc gia đã ban hành lệnh kiểm dịch để ngăn chặn sự lây lan của bệnh Ebola. Vụ việc bắt đầu vào tháng 3/2014, khi Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo dịch Ebola bùng phát trên khắp Tây Phi. Đến tháng 7, virus đã lan sang 7 quốc gia khác.Khu phố West Point của Liberia là nơi đầu tiên ban hành lệnh phong tỏa trong 21 ngày, bằng thời gian ủ bệnh. Ở Sierra Leone, người dân được cách ly trong ba ngày và tại một số tiểu bang của Hoa Kỳ, các nhân viên chăm sóc sức khỏe đã tiếp xúc với bệnh nhân được cách ly 21 ngày.Theo thống kê, dịch bệnh Ebola đã làm hơn 28.000 người mắc bệnh, với 11.000 trường hợp tử vong, chủ yếu tại các quốc gia châu Phi.Tất cả các cuộc cách ly y tế kể trên có quy mô rất nhỏ nếu so sánh với tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện tại, khi lệnh phong tỏa một phần hoặc toàn quốc đã được ban bố ở nhiều quốc gia. Có thể nói, Covid-19 đang ghi dấu vào lịch sử như một trong các đại dịch tác động lớn nhất đến loài người...
Mời quý độc giả xem video: Việt Nam sản xuất bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19.
Cuộc cách ly y tế quy mô lớn đầu tiên của thế kỷ 21 đã xảy ra năm 2003, khi SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) trở thành đại dịch cấp độ toàn cầu. Thời điểm đó virus phát tán ở Trung Quốc gây ra hàng trăm cái chết ở quốc gia này và lan sang nhiều khu vực khác trên thế giới.
Để đối phó với dịch SARS, chính quyền Trung Quốc ra lệnh phong tỏa đi lại đối với thành phố Bắc Kinh, gây ảnh hưởng tới hàng triệu người. Trong khi đó ở Canada, gần 100 người đã bị cách ly hoàn toàn, 30.000 người được lệnh không được ra khỏi nhà hoặc bệnh viện tại Toronto để theo dõi.
Tại các quốc gia khác, việc cách ly cũng được thực hiện trên các quy mô khác nhau. Tại Việt Nam, khu vực cách ly là Bệnh viện Việt Pháp. Đại dịch này đã kkiến 66 người ở Việt Nam nhiễm bệnh, trong đó 5 y tá, bác sĩ của Bệnh viện Việt – Pháp và một chuyên gia quốc tế tử vong.
Năm 2014, một người đàn ông độc thân được tìm thấy đã chết vì dịch hạch ở thành phố Ngọc Môn, Trung Quốc. Nước này ngay lập tức phong tòa thành phố và cách ly 151 người từng tiếp xúc với nạn nhân. Lệnh phong tòa được dỡ bỏ sau 2 ngày, khi không một ca mắc mới nào được phát hiện.
Vào năm 2015, hội chứng hô hấp cấp Trung Đông (MERS) từ Tây Á lan sang nhiều quốc gia khác. Dịch bệnh này đã dẫn đến một cuộc cách ly y tế lớn ở Hàn Quốc, với hơn 1.800 trường học thuộc nhiều tỉnh thành phải tạm thời đóng cửa, hơn 2.500 người bị cách ly.
Từ năm 2014-2016, nhiều quốc gia đã ban hành lệnh kiểm dịch để ngăn chặn sự lây lan của bệnh Ebola. Vụ việc bắt đầu vào tháng 3/2014, khi Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo dịch Ebola bùng phát trên khắp Tây Phi. Đến tháng 7, virus đã lan sang 7 quốc gia khác.
Khu phố West Point của Liberia là nơi đầu tiên ban hành lệnh phong tỏa trong 21 ngày, bằng thời gian ủ bệnh. Ở Sierra Leone, người dân được cách ly trong ba ngày và tại một số tiểu bang của Hoa Kỳ, các nhân viên chăm sóc sức khỏe đã tiếp xúc với bệnh nhân được cách ly 21 ngày.
Theo thống kê, dịch bệnh Ebola đã làm hơn 28.000 người mắc bệnh, với 11.000 trường hợp tử vong, chủ yếu tại các quốc gia châu Phi.
Tất cả các cuộc cách ly y tế kể trên có quy mô rất nhỏ nếu so sánh với tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện tại, khi lệnh phong tỏa một phần hoặc toàn quốc đã được ban bố ở nhiều quốc gia. Có thể nói, Covid-19 đang ghi dấu vào lịch sử như một trong các đại dịch tác động lớn nhất đến loài người...
Mời quý độc giả xem video: Việt Nam sản xuất bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19.