Cây cầu được nhắc đến đầu tiên là cầu ngói Phát Diệm nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.Cây cầu nổi tiếng này được xây dựng từ năm 1902, bắc qua sông Ân thơ mộng. Hình dáng có hình cầu vồng gồm 3 nhịp và 4 gian nằm gần quần thể nhà thờ đá Phát Diệm tạo thành không gian sinh hoạt văn hóa rất độc đáo.Cây cầu lâu đời này có niên đại hơn 1 thế kỷ là một trong những cầu ngói cổ nổi tiếng và lâu đời bậc nhất ở Việt Nam.Mái, cột, kèo, vì, khóa gian, dui, mè... đều được làm bằng gỗ lim. Lớp ngói đỏ được nung từ đất bãi bồi sẵn có tại địa phương tạo nên cây cầu có nét rất cổ kính thu hút rất nhiều khách thăm quan.Cùng với chùa cầu ở Hội An (Quảng Nam), cầu ngói Thanh Toàn (Huế), cầu ngói ở xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định), cầu ngói Phát Diệm ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) là cây cầu có kiến trúc độc đáo và lâu đời bậc nhất ở nước ta. Không chỉ là nơi đi lại của người dân mà còn là biểu tượng, điểm hẹn văn hóa của huyện miền biển Kim Sơn.Cầu ngói Lưu Quang (xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn) được khánh thành, đưa vào sử dụng tháng 8/2015.Đây là cây cầu ngói thứ 2 đều bắc qua con sông Ân thuộc huyện Kim Sơn. Cầu mới này được làm bằng bê tông cốt thép, bên trên có phần mái che lợp ngói đỏ, thiết kế khá giống với cầu ngói Phát Diệm.Toàn bộ mái được làm bằng bê tông cốt thép nhưng sơn giả gỗ rất hiện đại và bắt mắt.Cầu có tổng chiều dài gần 20m, rộng 4,5m, gồm 9 gian thiết kế dành cho người đi bộ. Hai bên cầu là lan can làm bằng xi măng sơn giả gỗ, bên dưới lát gạch đỏ với không gian thoáng đãng.Vị trí cây cầu này được đặt ngay trước đền thờ Nguyễn Công Trứ người có công lập ra huyện Kim Sơn từ 2 thế kỉ trước. Cây cầu nối giữa đền và nhà văn hóa tạo thành không gian sinh hoạt văn hóa cho người dân và là nơi ngắm cảnh hai bên bờ sông Ân thơ mộng.
Cây cầu được nhắc đến đầu tiên là cầu ngói Phát Diệm nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Cây cầu nổi tiếng này được xây dựng từ năm 1902, bắc qua sông Ân thơ mộng. Hình dáng có hình cầu vồng gồm 3 nhịp và 4 gian nằm gần quần thể nhà thờ đá Phát Diệm tạo thành không gian sinh hoạt văn hóa rất độc đáo.
Cây cầu lâu đời này có niên đại hơn 1 thế kỷ là một trong những cầu ngói cổ nổi tiếng và lâu đời bậc nhất ở Việt Nam.
Mái, cột, kèo, vì, khóa gian, dui, mè... đều được làm bằng gỗ lim. Lớp ngói đỏ được nung từ đất bãi bồi sẵn có tại địa phương tạo nên cây cầu có nét rất cổ kính thu hút rất nhiều khách thăm quan.
Cùng với chùa cầu ở Hội An (Quảng Nam), cầu ngói Thanh Toàn (Huế), cầu ngói ở xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định), cầu ngói Phát Diệm ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) là cây cầu có kiến trúc độc đáo và lâu đời bậc nhất ở nước ta. Không chỉ là nơi đi lại của người dân mà còn là biểu tượng, điểm hẹn văn hóa của huyện miền biển Kim Sơn.
Cầu ngói Lưu Quang (xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn) được khánh thành, đưa vào sử dụng tháng 8/2015.
Đây là cây cầu ngói thứ 2 đều bắc qua con sông Ân thuộc huyện Kim Sơn. Cầu mới này được làm bằng bê tông cốt thép, bên trên có phần mái che lợp ngói đỏ, thiết kế khá giống với cầu ngói Phát Diệm.
Toàn bộ mái được làm bằng bê tông cốt thép nhưng sơn giả gỗ rất hiện đại và bắt mắt.
Cầu có tổng chiều dài gần 20m, rộng 4,5m, gồm 9 gian thiết kế dành cho người đi bộ. Hai bên cầu là lan can làm bằng xi măng sơn giả gỗ, bên dưới lát gạch đỏ với không gian thoáng đãng.
Vị trí cây cầu này được đặt ngay trước đền thờ Nguyễn Công Trứ người có công lập ra huyện Kim Sơn từ 2 thế kỉ trước. Cây cầu nối giữa đền và nhà văn hóa tạo thành không gian sinh hoạt văn hóa cho người dân và là nơi ngắm cảnh hai bên bờ sông Ân thơ mộng.