Theo SGK Ngữ văn 11, tập 2, Hàn Mặc Tử (1912-1940) tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra trong một gia đình công giáo nghèo ở Quảng Bình. Tuy cuộc đời nhiều bi thương, Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ Mới. Ảnh: Báo Long An.Theo Quách Tấn trong cuốn Đôi nét về Hàn Mặc Tử, thi sĩ có nhiều bút danh (Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh…). Từ năm 1935, được Quách Tấn góp ý, ông đổi thành Hàn Mặc Tử (Hàn: bút, Mặc: mực, ngụ ý coi mình là người làm nghề bút mực, tức sáng tác văn chương). Ảnh: Thiên Ái.Theo sách Thi nhân Việt Nam, Hàn Mặc Tử từng làm công chức ở Sở Đạc điền rồi vào Sài Gòn làm báo nhưng mắc bệnh phong, một căn bệnh nan y lúc bấy giờ. Từ đó, nhà thơ đã về hẳn Quy Nhơn để chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa. Nơi an nghỉ của hồn thơ Hàn Mặc Tử nằm trên ngọn đồi Thi Nhân (thuộc phường Gềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Ảnh: Nguyễn Mạnh Quyền.Ca khúc Huyền thoại do Phan Mạnh Quỳnh viết về nhà thơ có ảnh hưởng lớn đến âm nhạc của anh. Phan Mạnh Quỳnh chọn ngày 28 trong tháng cuối cùng của năm 2018 để đăng tải MV Huyền thoại (Legend). 28 cũng là số tuổi dương trần của cố thi nhân họ Hàn, MV cũng được đề tựa “Ái mộ và tưởng nhớ thi sĩ Hàn Mặc Tử…”. Ảnh: Visa đẹp.Theo SGK Ngữ văn 11, tập 2, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được gợi cảm hứng từ bức bưu ảnh mà Hoàng Cúc, người thiếu nữ ở Vĩ Dạ, “người tình trong mộng” của nhà thơ gửi tặng. Thôn Vĩ Dạ (có bản chép là Vĩ Giạ), từ gốc là Vĩ Dã (vĩ-lau, dã-cánh đồng). Thôn Vĩ Dạ nằm sát kinh đô Huế, bên bờ sông Hương, có phong cách vườn tược rất xinh xắn, nên thơ. Ảnh: Unsplash.Lầu Ông Hoàng (thuộc TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) được khởi công xây dựng vào ngày 21/2/191, nằm trên đỉnh đồi Bà Nài, cách Tháp Chàm Pôshanư khoảng 100 m về hướng Nam. Theo lời bà Mộng Cầm sau này kể lại, một ngày mùa hè, Hàn Mặc Tử vào Phan Thiết thăm bà và Mộng Cầm đã đưa ông tới Lầu Ông Hoàng, nhưng đáng tiếc thay đây lại là cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai người. Hàn Mặc Tử quay lại Huế, rồi vào Quy Nhơn và điều trị bệnh phong cho đến khi mất. Ảnh: Mũi Né Victory.Trong những ngày nằm trong túp lều bên bờ biển, Hàn Mặc Tử đã nhận được một bức thư đề tên người gửi là Thương Thương. Bức thư bày tỏ tấm lòng của một nữ sinh xứ Huế với hồn thơ và cuộc đời bất hạnh của Hàn Mặc Tử. Chàng đã đem lòng say đắm người trong mộng, đặt cho nàng biệt danh là Người lụa bến Sông Hương. Trong hai vở kịch Duyên kỳ ngộ và Quần tiên hội, tên tuổi của Thương Thương và Hàn Mặc Tử được nêu đích danh: Em là Trần Thương Thương Anh là Hàn Mặc Tử Không phải cách âm dương Còn có khi hội ngộ. Ảnh: Unsplash.
Theo SGK Ngữ văn 11, tập 2, Hàn Mặc Tử (1912-1940) tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra trong một gia đình công giáo nghèo ở Quảng Bình. Tuy cuộc đời nhiều bi thương, Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ Mới. Ảnh: Báo Long An.
Theo Quách Tấn trong cuốn Đôi nét về Hàn Mặc Tử, thi sĩ có nhiều bút danh (Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh…). Từ năm 1935, được Quách Tấn góp ý, ông đổi thành Hàn Mặc Tử (Hàn: bút, Mặc: mực, ngụ ý coi mình là người làm nghề bút mực, tức sáng tác văn chương). Ảnh: Thiên Ái.
Theo sách Thi nhân Việt Nam, Hàn Mặc Tử từng làm công chức ở Sở Đạc điền rồi vào Sài Gòn làm báo nhưng mắc bệnh phong, một căn bệnh nan y lúc bấy giờ. Từ đó, nhà thơ đã về hẳn Quy Nhơn để chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa. Nơi an nghỉ của hồn thơ Hàn Mặc Tử nằm trên ngọn đồi Thi Nhân (thuộc phường Gềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Ảnh: Nguyễn Mạnh Quyền.
Ca khúc Huyền thoại do Phan Mạnh Quỳnh viết về nhà thơ có ảnh hưởng lớn đến âm nhạc của anh. Phan Mạnh Quỳnh chọn ngày 28 trong tháng cuối cùng của năm 2018 để đăng tải MV Huyền thoại (Legend). 28 cũng là số tuổi dương trần của cố thi nhân họ Hàn, MV cũng được đề tựa “Ái mộ và tưởng nhớ thi sĩ Hàn Mặc Tử…”. Ảnh: Visa đẹp.
Theo SGK Ngữ văn 11, tập 2, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được gợi cảm hứng từ bức bưu ảnh mà Hoàng Cúc, người thiếu nữ ở Vĩ Dạ, “người tình trong mộng” của nhà thơ gửi tặng. Thôn Vĩ Dạ (có bản chép là Vĩ Giạ), từ gốc là Vĩ Dã (vĩ-lau, dã-cánh đồng). Thôn Vĩ Dạ nằm sát kinh đô Huế, bên bờ sông Hương, có phong cách vườn tược rất xinh xắn, nên thơ. Ảnh: Unsplash.
Lầu Ông Hoàng (thuộc TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) được khởi công xây dựng vào ngày 21/2/191, nằm trên đỉnh đồi Bà Nài, cách Tháp Chàm Pôshanư khoảng 100 m về hướng Nam. Theo lời bà Mộng Cầm sau này kể lại, một ngày mùa hè, Hàn Mặc Tử vào Phan Thiết thăm bà và Mộng Cầm đã đưa ông tới Lầu Ông Hoàng, nhưng đáng tiếc thay đây lại là cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai người. Hàn Mặc Tử quay lại Huế, rồi vào Quy Nhơn và điều trị bệnh phong cho đến khi mất. Ảnh: Mũi Né Victory.
Trong những ngày nằm trong túp lều bên bờ biển, Hàn Mặc Tử đã nhận được một bức thư đề tên người gửi là Thương Thương. Bức thư bày tỏ tấm lòng của một nữ sinh xứ Huế với hồn thơ và cuộc đời bất hạnh của Hàn Mặc Tử. Chàng đã đem lòng say đắm người trong mộng, đặt cho nàng biệt danh là Người lụa bến Sông Hương. Trong hai vở kịch Duyên kỳ ngộ và Quần tiên hội, tên tuổi của Thương Thương và Hàn Mặc Tử được nêu đích danh: Em là Trần Thương Thương Anh là Hàn Mặc Tử Không phải cách âm dương Còn có khi hội ngộ. Ảnh: Unsplash.