Phụ nữ - một nửa dân số của nhân loại, họ không những chịu trách nhiệm sinh sản “giống nòi” mà còn mang tải trên mình bản sắc văn hóa của dân tộc. Chỉ cần nhìn vào sự trưng diện của giới phụ nữ là biết họ thuộc dân tộc nào.
Sự phân biệt phụ nữ quý tộc và bình dân
Ở Việt Nam, trong thời Hùng Vương, sự phân biệt giữa phụ nữ quý tộc và bình dân còn được thể hiện ngay ở chiếc khăn đội đầu: Khăn đội đầu của phụ nữ bình dân gọi là khăn hình mỏ quạ nay vẫn còn thấy ở các bà trong các làng quê và trong ngày hội còn khăn của phụ nữ quý tộc gọi là khăn hình “Oa”, hiện dang còn lưu ở đền Hương Văn Cát Bồ Tát – thờ thân mẫu của Kinh Dương Vương ở Tiên Phi (tỉnh Hòa Bình). Chiếc khăn hình “Oa” độc đáo ở hiện còn được phụ nữ người Minakabau - gốc Việt ở đảo Sumatra của Indonesia đội.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử và dân tộc học của Indonesia và Việt Nam đều cho rằng, người Minakabau có nguồn gốc từ người Việt ở Việt Nam, hiện tại họ chiếm khoảng 80% trong số 4,5 triệu dân của tỉnh Sumatra.
|
Khăn Oa của người Minakabau, gốc Việt ở đảo Sumatra của Indonesia. |
Người Minakabau là thuộc gia tộc của các Lạc tướng thời Hai Bà Trưng bị Mã Viện đàn áp dã man, nên họ dùng thuyền vượt biển chạy lánh nạn sang đảo Sumatra của Indonesia. Họ có số lượng đông nên không bị đồng hóa, phụ nữ vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa của cội nguồn: Từ hình dáng và màu sắc của chiếc áo dài, đến chiếc khăn hình “Oa”.
Ngay kể cả lối đứng chụp ảnh 4 người là họ vẫn còn giữ nếp xưa. Tục người Việt xưa coi số 3 là số chết kiêng đứng 3 người trong hội họa, nên tranh Tố nữ có 4 người. Đến thời có máy ảnh thì đứng chụp ảnh 4 người. Quan niệm này ở trong nước vẫn còn tồn tại cho đến trước năm 1945 nhưng, từ thời “bao cấp” do tư tưởng vô thần cho nên, nền văn hóa tâm linh của dân tộc bị xóa sổ, nay chỉ còn thấy đứng 4 người trong hát quan họ ở các làng quan họ cổ và hát xoan Phú Thọ.
|
Khăn hình Oa. |
Nguồn gốc chiếc khăn hình “Oa”
Việc tôn vinh thờ cúng về vật linh nơi sinh ra con người thì hầu hết nhân loại đều có, nhưng riêng người Việt Giao Chỉ lại lấy đó làm nguồn gốc về nền văn hóa của dân tộc chúng tôi gọi là “Văn hóa Nõ Nường”. Song ở đây chỉ đề cập về chiếc khăn hình “Oa” của phụ nữ quý tộc thời đại Hùng Vương là nó được bắt nguồn từ hoa văn trong văn hóa ở di chỉ Phùng Nguyên đã vẽ hình cái “Nường” của người mẹ, tên tục vùng Phú Thọ gọi là hình “Oa” – nơi sinh ra dân tộc.
Từ hình Oa này, đã tạo thành chiếc khăn đội đầu của phụ nữ quý tộc thời đại Hùng Vương và truyền nối đến thời phụ nữ thuộc gia tộc của các Lạc tướng của hai Bà Trưng. Sở dĩ chiếc khăn hình “Oa” của phụ nữ quý tộc ở trong nước đến nay không còn là do thế lực đô hộ đã tiêu diệt nhà vua, tịch thu ấn tín thì tín hiệu của Vương quyền, ngay cả chiếc khăn đội đầu của Hoàng hậu cũng bị xóa sổ.
Đây là tục thờ vật linh hèm - người Việt kiêng tên húy, kể cả việc không cho ai biết về cái giếng “Oa” thờ trong hậu cung của đình đền. Cho nên tên Oa không được phổ biến rộng rãi ở người Việt. Còn văn hóa của Trung Quốc không kiêng tên húy, nên họ lấy ý nghĩa về hình “Oa” của dân tộc ta viết thành điển tích Nữ Oa gánh đá vá trời, Nữ Oa lấy Phục Hy sinh ra các dân tộc Trung Hoa...
|
Khăn hình mỏ quạ. |
Nền văn hóa bị đánh cắp?
Trong khi người phương Bắc đánh chiếm, cai trị nước ta, đồng thời họ sở hữu những điểm tinh túy trong nền văn hóa đặc biệt rực rỡ, đạt tầm cao về tính minh triết ở thời Văn Lang Đông Sơn. Trước tiên, đó là sự tích Nữ Oa nói ở trên, tiếp đến là chiếc khăn đội đầu của phụ nữ quý tộc - tức là chiếc khăn hình “Oa” của Hoàng hậu thời đại Hùng Vương.
Trong các đặc điểm của văn hóa Trung Quốc, chúng ta thấy có những đặc điểm có nguồn gốc từ nền văn hóa Văn Lang - Giao Chỉ. Chỉ cần nói về các loại khăn đội đầu của hoàng hậu, hoàng phi và công chúa, đến các cung tần mĩ nữ của Trung Quốc đều biến tấu từ chiếc khăn hình Oa của hoàng hậu nước Văn Lang.
Nền văn hóa rực rỡ của Trung Quốc có những phần không do tổ tiên của họ sáng tạo ra mà do du nhập từ các nước láng giềng sau các cuộc xâm chiếm thực địa. Điều này, các học giả châu Âu như nhà Trung Hoa học Marcel Granet cho rằng, nền văn minh của miền Nam đã ảnh hưởng sâu đậm đến đến văn minh Trung Hoa. Văn minh miền Nam tức là văn minh Việt Thường (dẫn theo Lê Chí Thiệp Kinh dịch nguyên thủy, NXB Văn học 1998, tr 37).
|
Hoa văn Phùng Nguyên - Phú Thọ. (Nguồn Hà Văn Tấn) |
Danh ngôn cho rằng: Cái còn lại của mỗi thời đại là văn hóa, hoặc: Văn hóa là lịch sử và gương mặt của một dân tộc, hoặc: Văn hóa cổ cho chúng ta biết ta từ đâu đến và nó sẽ là đường cho chúng ta đi đến tương lai. Tuy nhiên, nền văn hóa của dân tộc mà số nằm ở văn hóa vật thể thì còn dễ nhận thấy, còn số nằm ở dạng phi vật thể thì khó thấy. Bởi lẽ, văn hóa phi vật thể nó chỉ xuất hiện trong một thời điểm nhất định, song nó lại biến mất, hoặc nó được thể hiện ở một nét rất nhỏ như cái “mỏ” ở chiếc khăn mỏ quạ của phụ nữ Kinh, hoặc tà áo màu đen và hàng cúc bướm bạc ở chiếc áo (xựa cóm) của phụ nữ Thái ở Tây Bắc.
Vì thế, xưa đến nay, từ các bậc “tiên triết” của thời cổ đại cho đến những người cầm bút ngày nay đều tìm tòi ghi lại những hiện tượng văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, ghi lại, nhưng phải tìm ra ý nghĩa của hiện tượng đó thì mới đem lại sự ứng dụng tiếp theo.
Tên gọi hình “Oa” - tức là biểu tượng về vật Tổ (totem) chim có tên là “Uy Oa”. Theo tâm thức còn lưu giữ của người vùng Phú Thọ thì “Oa” là cái “lỗ” của con chim cái - nơi sinh ra dân tộc Kinh. Do đó, hình “Oa” được biểu tượng thành cái giếng có nắp đậy thờ gọi là giếng “Oa”, đặt dưới gầm bàn thờ trong hậu cung của các ngôi đình, đền ở các vùng như: Đình Tây Đằng Sơn Tây (Hà Nội), đình Hồng Lô, Phú Thọ, chùa Xã Đàn, đền Cây Si, đình Phú Gia (Từ Liêm, Hà Nội), hoặc đền Giếng trên khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ).