Rằm tháng 7 là một trong những dịp quan trọng trong năm, còn được biết đến với tên gọi là lễ Vu Lan hay lễ Xá tội vong nhân. Năm nay, ngày 15/7 Âm lịch rơi vào ngày 18/8 Dương lịch.
Lễ cúng Rằm tháng 7 Âm lịch thường được các gia đình thực hiện từ mùng 2/7 Âm lịch đến trước 12h ngày 15/7 Âm lịch. Mỗi gia đình chọn ngày cúng tùy thuộc vào điều kiện sao cho thuận tiện nhất.Vào Rằm tháng 7, các gia đình thường làm lễ cúng chư Phật và thần linh. Giờ cúng thường là vào buổi sáng hoặc trưa, từ 10 - 12h. Mâm cúng rằm tháng 7 dành cho các vị chư Phật gồm những món chay, đảm bảo thanh tịnh nhằm thể hiện sự kính trọng, tuân theo luật nhân quả, tránh sát sinh.Tiếp đến, các gia đình thực hiện lễ cúng gia tiên. Cỗ cúng gia tiên có thể gồm cơm chay hoặc mặn. Mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất nhằm thể hiện sự kính trọng đối với thần linh và tổ tiên đã khuất. Ảnh: Vietnamnet.Vào dịp Rằm tháng 7, việc chuẩn bị mâm cỗ cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng cô hồn, cúng thí thực là điều không thể thiếu. Đây là nghi lễ cúng bố thí cho những linh hồn không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế thờ cúng.Nghi lễ này nên được thực hiện vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn. Trong lễ cúng có đồ cúng, bài cúng cô hồn và lễ hóa vàng để cúng cho những hồn ma, xua đuổi vận hạn và cầu mong được bình an. Ảnh: Gia đình mớiNgoài ra, vào Rằm tháng 7, một số người thả đèn hoa đăng có một ngọn nến ở giữa xuống sông, hồ để sưởi ấm, cầu siêu cho những người đã khuất.Giống như nhiều dịp lễ lớn trong năm, nhiều gia đình người Việt thực hiện nghi thức phóng sinh (thả các động vật như cá, chim, rùa... về môi trường tự nhiên), thăm mộ, thắp hương nhằm thể hiện sự tôn trọng, biết ơn với những người đã khuất. Ảnh: VietnamnetNhiều người đến các ngôi chùa để tham gia lễ Vu lan báo hiếu, cầu siêu cho người đã khuất trong gia đình vào ngày Rằm tháng 7 Âm lịch.Mời độc giả xem video: Hoa đĩa cúng rằm - Nét văn hóa của người Hà Nội xưa. Nguồn: VTV24.
Rằm tháng 7 là một trong những dịp quan trọng trong năm, còn được biết đến với tên gọi là lễ Vu Lan hay lễ Xá tội vong nhân. Năm nay, ngày 15/7 Âm lịch rơi vào ngày 18/8 Dương lịch.
Lễ cúng Rằm tháng 7 Âm lịch thường được các gia đình thực hiện từ mùng 2/7 Âm lịch đến trước 12h ngày 15/7 Âm lịch. Mỗi gia đình chọn ngày cúng tùy thuộc vào điều kiện sao cho thuận tiện nhất.
Vào Rằm tháng 7, các gia đình thường làm lễ cúng chư Phật và thần linh. Giờ cúng thường là vào buổi sáng hoặc trưa, từ 10 - 12h. Mâm cúng rằm tháng 7 dành cho các vị chư Phật gồm những món chay, đảm bảo thanh tịnh nhằm thể hiện sự kính trọng, tuân theo luật nhân quả, tránh sát sinh.
Tiếp đến, các gia đình thực hiện lễ cúng gia tiên. Cỗ cúng gia tiên có thể gồm cơm chay hoặc mặn. Mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất nhằm thể hiện sự kính trọng đối với thần linh và tổ tiên đã khuất. Ảnh: Vietnamnet.
Vào dịp Rằm tháng 7, việc chuẩn bị mâm cỗ cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng cô hồn, cúng thí thực là điều không thể thiếu. Đây là nghi lễ cúng bố thí cho những linh hồn không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế thờ cúng.
Nghi lễ này nên được thực hiện vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn. Trong lễ cúng có đồ cúng, bài cúng cô hồn và lễ hóa vàng để cúng cho những hồn ma, xua đuổi vận hạn và cầu mong được bình an. Ảnh: Gia đình mới
Ngoài ra, vào Rằm tháng 7, một số người thả đèn hoa đăng có một ngọn nến ở giữa xuống sông, hồ để sưởi ấm, cầu siêu cho những người đã khuất.
Giống như nhiều dịp lễ lớn trong năm, nhiều gia đình người Việt thực hiện nghi thức phóng sinh (thả các động vật như cá, chim, rùa... về môi trường tự nhiên), thăm mộ, thắp hương nhằm thể hiện sự tôn trọng, biết ơn với những người đã khuất. Ảnh: Vietnamnet
Nhiều người đến các ngôi chùa để tham gia lễ Vu lan báo hiếu, cầu siêu cho người đã khuất trong gia đình vào ngày Rằm tháng 7 Âm lịch.
Mời độc giả xem video: Hoa đĩa cúng rằm - Nét văn hóa của người Hà Nội xưa. Nguồn: VTV24.