Trong lịch sử cổ đại có rất nhiều người phụ nữ nổi tiếng được nhiều người đời sau biết đến. Có người là vì nhan sắc xinh đẹp như Điêu Thuyền, Đại Kiều, Tiểu Kiều thời Tam Quốc. Có người là vì làm những chuyện khiến người khác phải kinh ngạc được sử sách ghi chép lại và lưu truyền cho đời sau.
Từ Hi Thái Hậu
Từ Hi là bị những chú cừu ngoan ngoãn thu phục. Vốn dĩ Từ Hi cũng là tuổi dê (dê và cừu trong tiếng Trung đều giống nhau) nên bà cực kỳ kỵ từ “dê” (cừu). Trong cung không được phép nhắc tới chữ “dê” (cừu) nhưng lại không thể không ăn thịt dê, cừu. Vậy thì phải làm thế nào? Vậy thì sửa tên thôi, thịt dê (cừu) đổi thành “thịt phúc”, “thịt thọ”. Thế nên trong cung của Từ Hi, thịt dê xiên sẽ gọi là “thịt thọ xiên”, nghe có vẻ như thịt đã để được lâu năm rồi.
Ngoài ra, người phương Tây trong tiếng Trung cũng có một từ đồng âm với dê (cừu). Vì vậy mà cả đời Từ Hi hận nhất là người phương Tây. Hát kịch cũng không được diễn có chữ “dê” (cừu). Khi ấy, có một vở kịch tên “Ngọc Đường Xuân”, trong đó có 1 câu “Ta giống như cừu vào miệng cọp, một đi không trở lại”. Người hát kịch không biết đã vô tình buột miệng hát ra, Từ Hi nghe thấy vậy đã phẫn nộ nổi trận lôi đình, sai người lôi người hát kịch ra đánh. Sau này câu hát ấy đã sửa thành “Ta giống như con cá lọt vào lưới, một đi không trở lại”.
Nếu như bộ phim hoạt hình “Cừu vui vẻ” mà có trong thời nhà Thanh thì chắc chắn sẽ không được phát sóng, đây sẽ là một bộ phim cấm. Vì Từ Hi tuổi dê nên kiêng kị dê, cừu. Những người ghét Từ Hi thì bịa đặt rằng người tuổi dê thì mệnh không tốt, 10 người thì 9 người không trọn vẹn. Câu nói này sau này có ảnh hưởng rất sâu xa dù không có chút khoa học nào.
Võ Tắc Thiên
Ít ai biết rằng Võ Tắc Thiên cực kỳ sợ mèo. Bà vốn dĩ là phi tần của Lý Thế Dân, nói nôm na thì là vợ bé, sau này được con trai Lý Thế Dân là Đường Cao Tông lấy, một lần nữa vào chốn hậu cung và phải đối mặt với sự đấu đá không hồi kết của các cung tần mỹ nữ. Khi ấy có một người là Tiêu Thục Phi hồi đó đang được sủng ái, nhưng chẳng ngờ Võ Tắc Thiên lại là một thiên tài cung đấu, Võ Tắc Thiên đã đánh bại Tiêu Thục Phi. Đánh gãy tay chân của Tiêu Thục Phi cho vào ủ rượu. Muốn đem Tiêu Thục Phi cho vào làm cá nấu chua, thực sự là quá tàn nhẫn.
Nếu như bộ phim hoạt hình “Cừu vui vẻ” mà có trong thời nhà Thanh thì chắc chắn sẽ không được phát sóng, đây sẽ là một bộ phim cấm. Vì Từ Hi tuổi dê nên kiêng kị dê, cừu. Những người ghét Từ Hi thì bịa đặt rằng người tuổi dê thì mệnh không tốt, 10 người thì 9 người không trọn vẹn. Câu nói này sau này có ảnh hưởng rất sâu xa dù không có chút khoa học nào.
Trước khi Tiêu Thục Phi chết đã gào lên chửi Võ Tắc Thiên, ta muốn kiếp sau làm một con mèo, còn ngươi chỉ là một con chuột nhắt, để chúng ta suốt ngày chơi trò mèo vờn chuột. Nghe lời trù ẻo vậy, Võ Tắc Thiên cũng thấy sợ. Trước đó bà còn nuôi mèo, sau này không dám nuôi nữa, hạ lệnh trong cung không được phép nuôi mèo. Hơn nữa, cứ nhìn thấy mèo là sợ khiếp hồn bạt vía, luôn cảm thấy trong cung cứ như có mèo. Cuối cùng sợ tới nỗi chạy tới Lạc Dương, không dám về Trường An nữa.
Nguyên phi Ỷ Lan - Mẫu nghi thiên hạ, tài sắc vẹn toàn
Ỷ Lan là vợ vua Lý Thánh Tông trong lịch sử Việt Nam. Vua ngự giá đến trang Thổ Lỗi, thấy một cô thôn nữ xinh đẹp vẫn điềm nhiên hái dâu bên cạnh gốc lan. Lý Thánh Tông lấy làm lạ, cho người gạn hỏi. Người con gái đối đáp thông minh, cử chỉ đoan trang dịu dàng. Đó chính là Yến Loan.
Vua truyền lệnh tuyển cô gái ấy vào cung, rước về Lan Cung thuộc đất làng Kim Cổ, huyện Thọ Xương của kinh thành Thăng Long. Lý Thánh Tông phong Yến Loan là Ỷ Lan phu nhân, cũng có ý kỷ niệm hình ảnh cô gái đứng tựa bên gốc lan. Bà có rất nhiều đóng góp tích cực vào cơ nghiệp của nhà Lý.
Ỷ Lan đã hai lần làm nhiếp chính. Năm Kỷ Dậu 1069, Lý Thánh Tông thân chinh cùng Lý Thường Kiệt mang quân đi đánh Chiêm Thành, trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Cũng năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn. Nhưng nhờ có kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã được dẹp yên, dân đói đã được cứu sống.
Cảm cái ơn ấy, cũng là cách suy tôn một tài năng, nhân dân đã tôn thờ Ỷ Lan là Quan Âm Nữ, lập bàn thờ Ỷ Lan. Năm Nhâm Tý 1072, Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, hoàng thái tử Lý Càn Đức mới 7 tuổi lên nối ngôi (tức hoàng đế Lý Nhân Tông), bà được tôn làm Hoàng thái phi, rồi Hoàng thái hậu.
Triều đình rối ren, Ỷ Lan đã coi triều chính, điều khiển cả quốc gia, cùng tể tướng Lý Thường Kiệt chủ trương đánh quân Tống xâm lược. Hai lần quân Tống sang xâm lược (1075 và 1077), vua Lý Nhân Tông chưa quá 10 tuổi, Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, trao lại chức Thái sư, cùng Lý Đạo Thành lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến.
Là người rất am hiểu và hâm mộ đạo Phật, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan có công xây dựng hàng trăm ngôi chùa. Chính nhờ câu chuyện giữa bà và các vị sư thời Lý, mà đến nay mới biết được gốc tích sự truyền bá đạo Phật vào Việt Nam.
Không chỉ giỏi đánh giặc, phụ nữ Việt Nam còn giỏi trị quốc. Đó là hình ảnh của Nguyên phi, Hoàng thái hậu Ỷ Lan (1044-1117) – một trong những danh nhân huyền thoại của dân tộc Việt Nam bởi có tài trị nước xuất chúng.