Năm 1976, một người nông dân tình cờ phát hiện ra ngôi mộ đồ sộ của Tề Cảnh Công trên cánh đồngở huyện Truy Bác tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc với rất nhiều đồ tùy táng bằng sành sứ và kim loại.
Các chuyên gia bất ngờ tìm thấy một đàn ngựa được mai táng trong khu vực riêng biệt, bên cạnh ngôi mộ của Tề Cảnh Công. Ban đầu, 145 con ngựa được phát hiện trong một cái hố dài 215 m ở phía bắc. Sau đó, các nhà khảo cổ tìm thấy xương cốt hàng trăm con ngựa nữa phơi bày ở phía đông và phía tây vào năm 2005.
Cho đến nay, các nhà khảo cổ ước tính, mới chỉ phát hiện được một phần đàn ngựa mai táng theo Tề Cảnh Công, mà đã lên tới khoảng 600 con ngựa.
Cảnh trong lăng mộ của Tề Cảnh Công.
Những con ngựa này được xác nhận là từng phải hy sinh để hiến tế cho chủ nhân. Chúng được cho uống rượu rồi chúng bị giết một cách tàn bạo. Các nhà khảo cổ khám xét xương cốt, thấy hộp sọ của chúng bị đập vỡ, cho thấy chúng bị giết bằng các dụng cụ cùn.
Các bộ xương ngựa sau đó dường như được sắp xếp đúng các tư thế hành động, như ngựa đang sẵn sàng lao vào cuộc chiến.
Các bộ xương ngựa trong mộ của Tề Cảnh Công..
Ngoài là sở thích cá nhân của Tề Cảnh Công, ngựa còn đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Quốc cổ đại. Chiến mã được coi là chỉ số đo sức mạnh quân sự quốc gia và được dùng kéo cày trong sản xuất nông nghiệp.