Ngôi làng toàn người lùn: Ở một vùng xa xôi, miền núi Iran có một ngôi làng tên là Makhunik, nằm cách Birjand, thủ phủ của tỉnh Nam Khorasan khoảng 143 km và chỉ cách biên giới Afghanistan 20 km. Điểm độc đáo của ngôi làng là những ngôi nhà ở đây dường như khá nhỏ với những ô cửa thấp, hẹp bởi chúng được xây dựng bởi những người lùn. Theo các ghi chép lịch sử, khi ngôi làng được thành lập khoảng 1.500 năm trước, nó là nơi trú ngụ cho những người kỳ dị chỉ cao khoảng 1m.Mãi đến những năm sau đó, người dân trong khu vực mới bắt đầu phát triển chiều cao bình thường, nhưng những ngôi nhà bí ẩn vẫn còn đó, được đặt biệt danh là Lilliput của Iran. Lý giải về chiều cao khiêm tốn của những công dân cổ đại này, nhiều giả thuyết được đưa ra như ngộ độc thủy ngân, suy dinh dưỡng hoặc cận huyết, nhưng nguyên nhân thực sự là gì thì vẫn còn là một bí ẩn đến tận ngày nay. Làng sinh đôi: Bên cạnh những ngôi làng của những người lùn còn có hiện tượng kỳ lạ của một ngôi làng sinh đôi. Kodinhi là một ngôi làng nhỏ, hẻo lánh nằm ở quận Malappuram ở Kerala, Ấn Độ với chỉ khoảng hơn 2000 cư dân. Đây là một ngôi làng rất yên tĩnh và không có nước, không giống như vô số những ngôi làng khác nằm rải rác ở vùng nông thôn Ấn Độ. Tuy nhiên, khi đi bộ trên con đường nhỏ của làng, bạn có thể thấy điều kỳ lạ là các cặp song sinh có mặt hầu như ở khắp mọi nơi, ở mọi lứa tuổi và giống hệt nhau. Trên thực tế, gần như trong mỗi gia đình đều có một cặp sinh đôi.Kodinhi mang sự khác biệt là có tỷ lệ sinh đôi cao nhất thế giới. Trong số 2.000 cư dân của làng thì có tới hơn 220 cặp sinh đôi. Được biết, chỉ riêng trong năm 2008, 15 cặp sinh đôi đã được sinh ra trong làng. Bác sĩ địa phương, ông Krishnan Sribiju đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về các cặp song sinh của Kodinhi và ông tin rằng tỷ lệ sinh đôi thậm chí còn cao hơn so với hồ sơ chính thức. Ông cũng đã phát hiện ra rằng tỷ lệ sinh đôi trong làng đang tăng lên hàng năm và số lượng sinh đôi ở Kodinhi đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua. Người ta nói rằng hiện tượng này xảy ra bắt đầu từ khoảng 60 đến 70 năm trước, và nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết. Tự thay đổi giới tính khi đến tuổi dậy thì: Ẩn mình trong một khu vực nông thôn của đất nước Cộng hòa Dominican là ngôi làng nhỏ Salinas. Nó có vẻ giống như bất kỳ ngôi làng nào khác trong khu vực, nhưng lại ẩn chứa một bí ẩn đã gây trở ngại cho các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ. Ở ngôi làng này, nhiều cô gái nhỏ bỗng nhiên biến thành những cậu bé. Nạn nhân của hiện tượng này được gọi là Guevedoces, tạm dịch là mọc dương vật ở tuổi 12.Những đứa trẻ này được sinh ra là nữ, có bộ phận sinh dục nữ rõ ràng và các đặc điểm và xu hướng thứ cấp của phụ nữ, nhưng khi đến tuổi dậy thì, chúng đột nhiên trải qua một sự thay đổi lớn, đầu tiên là một số dấu hiệu biểu hiện của nam giới và sau đó là dương vật đột ngột bắt đầu xuất hiện mà không có lý do rõ ràng do một số đột biến gen khó hiểu.Một người Guevedoces tên là Johnny từng chia sẻ với BBC News về sự biến đổi giới tính của anh ta: “Tự nhiên tôi không thích ăn mặc như một cô gái và khi thấy một nhóm các chàng trai, tôi sẽ dừng lại để chơi bóng với họ”. Đây hoàn toàn không phải là một trường hợp cá biệt trong làng, cứ 90 trẻ em thì có 1 người bí ẩn biến từ gái sang trai vào lúc khoảng 12 tuổi. Sự bí ẩn từ lâu chỉ là tin đồn trong khu vực, cho đến những năm 1970, Tiến sĩ Julianne Imperato-McGinley - một nhà nghiên cứu từ Đại học Y Cornell ở New York đã tò mò và đến làng để tìm hiểu. Hóa ra nó thực sự có thật, khiến cô bắt đầu một loạt nghiên cứu về trẻ em ở đây để tìm ra nguyên nhân.Imperato-McGinley phát hiện nguyên nhân gây ra đột biến kỳ lạ này nằm ở một loại enzyme có tên là 5-alpha-reductase. Khi đến tuổi dậy thì, enzyme cuối cùng kích hoạt, cơ thể mới trải qua một sự đột biến đột ngột biến cơ thể dường như phụ nữ thành nam giới, tạo ra sự phát triển nhanh chóng của các đặc điểm tính dục thứ cấp như cơ bắp, cũng như biến âm đạo thành dương vật. Điều thú vị là tình trạng này rất hiếm, và các nhà khoa học vẫn chưa biết tại sao điều này lại xảy ra thường xuyên ở ngôi làng nhỏ này. Những chú chim với cái chết bí ẩn: Jatinga là một thị trấn nông thôn khá nhỏ ở Ấn Độ với chỉ khoảng 2.500 cư dân. Tuy nhiên, mỗi năm một lần, ngôi làng nông thôn này lại xảy ra những cái chết kỳ quái của vô số con chim mà phần lớn không thể giải thích được. Hiện tượng này xảy ra hằng năm ngay sau mùa gió mùa vào tháng 9 và tháng 10. Trong thời gian này, ngay sau khi mặt trời lặn và thường vào những đêm tối, không trăng trong khoảng thời gian từ 6h30 đến 10h, những đàn chim thuộc nhiều loài khác nhau tụ lại đây với số lượng lớn và cứ thế lăn ra chết. Những con chim bị co thắt và lao đầu xuống đất, cây cối và các tòa nhà, trên mặt đất là hàng trăm xác con chim điên cuồng giãy giụa.Tổng cộng có khoảng 44 loài chim, cả hai loài di cư và địa phương đều bị cuốn vào cái chết hàng loạt này. Các nhà khoa học rất bối rối trước hiện tượng này dù có nhiều nghiên cứu nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính thức do các yếu tố vẫn chưa được hiểu rõ.
Ngôi làng toàn người lùn: Ở một vùng xa xôi, miền núi Iran có một ngôi làng tên là Makhunik, nằm cách Birjand, thủ phủ của tỉnh Nam Khorasan khoảng 143 km và chỉ cách biên giới Afghanistan 20 km. Điểm độc đáo của ngôi làng là những ngôi nhà ở đây dường như khá nhỏ với những ô cửa thấp, hẹp bởi chúng được xây dựng bởi những người lùn. Theo các ghi chép lịch sử, khi ngôi làng được thành lập khoảng 1.500 năm trước, nó là nơi trú ngụ cho những người kỳ dị chỉ cao khoảng 1m.
Mãi đến những năm sau đó, người dân trong khu vực mới bắt đầu phát triển chiều cao bình thường, nhưng những ngôi nhà bí ẩn vẫn còn đó, được đặt biệt danh là Lilliput của Iran. Lý giải về chiều cao khiêm tốn của những công dân cổ đại này, nhiều giả thuyết được đưa ra như ngộ độc thủy ngân, suy dinh dưỡng hoặc cận huyết, nhưng nguyên nhân thực sự là gì thì vẫn còn là một bí ẩn đến tận ngày nay.
Làng sinh đôi: Bên cạnh những ngôi làng của những người lùn còn có hiện tượng kỳ lạ của một ngôi làng sinh đôi. Kodinhi là một ngôi làng nhỏ, hẻo lánh nằm ở quận Malappuram ở Kerala, Ấn Độ với chỉ khoảng hơn 2000 cư dân. Đây là một ngôi làng rất yên tĩnh và không có nước, không giống như vô số những ngôi làng khác nằm rải rác ở vùng nông thôn Ấn Độ. Tuy nhiên, khi đi bộ trên con đường nhỏ của làng, bạn có thể thấy điều kỳ lạ là các cặp song sinh có mặt hầu như ở khắp mọi nơi, ở mọi lứa tuổi và giống hệt nhau. Trên thực tế, gần như trong mỗi gia đình đều có một cặp sinh đôi.
Kodinhi mang sự khác biệt là có tỷ lệ sinh đôi cao nhất thế giới. Trong số 2.000 cư dân của làng thì có tới hơn 220 cặp sinh đôi. Được biết, chỉ riêng trong năm 2008, 15 cặp sinh đôi đã được sinh ra trong làng. Bác sĩ địa phương, ông Krishnan Sribiju đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về các cặp song sinh của Kodinhi và ông tin rằng tỷ lệ sinh đôi thậm chí còn cao hơn so với hồ sơ chính thức. Ông cũng đã phát hiện ra rằng tỷ lệ sinh đôi trong làng đang tăng lên hàng năm và số lượng sinh đôi ở Kodinhi đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua. Người ta nói rằng hiện tượng này xảy ra bắt đầu từ khoảng 60 đến 70 năm trước, và nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết.
Tự thay đổi giới tính khi đến tuổi dậy thì: Ẩn mình trong một khu vực nông thôn của đất nước Cộng hòa Dominican là ngôi làng nhỏ Salinas. Nó có vẻ giống như bất kỳ ngôi làng nào khác trong khu vực, nhưng lại ẩn chứa một bí ẩn đã gây trở ngại cho các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ. Ở ngôi làng này, nhiều cô gái nhỏ bỗng nhiên biến thành những cậu bé. Nạn nhân của hiện tượng này được gọi là Guevedoces, tạm dịch là mọc dương vật ở tuổi 12.
Những đứa trẻ này được sinh ra là nữ, có bộ phận sinh dục nữ rõ ràng và các đặc điểm và xu hướng thứ cấp của phụ nữ, nhưng khi đến tuổi dậy thì, chúng đột nhiên trải qua một sự thay đổi lớn, đầu tiên là một số dấu hiệu biểu hiện của nam giới và sau đó là dương vật đột ngột bắt đầu xuất hiện mà không có lý do rõ ràng do một số đột biến gen khó hiểu.
Một người Guevedoces tên là Johnny từng chia sẻ với BBC News về sự biến đổi giới tính của anh ta: “Tự nhiên tôi không thích ăn mặc như một cô gái và khi thấy một nhóm các chàng trai, tôi sẽ dừng lại để chơi bóng với họ”. Đây hoàn toàn không phải là một trường hợp cá biệt trong làng, cứ 90 trẻ em thì có 1 người bí ẩn biến từ gái sang trai vào lúc khoảng 12 tuổi. Sự bí ẩn từ lâu chỉ là tin đồn trong khu vực, cho đến những năm 1970, Tiến sĩ Julianne Imperato-McGinley - một nhà nghiên cứu từ Đại học Y Cornell ở New York đã tò mò và đến làng để tìm hiểu. Hóa ra nó thực sự có thật, khiến cô bắt đầu một loạt nghiên cứu về trẻ em ở đây để tìm ra nguyên nhân.
Imperato-McGinley phát hiện nguyên nhân gây ra đột biến kỳ lạ này nằm ở một loại enzyme có tên là 5-alpha-reductase. Khi đến tuổi dậy thì, enzyme cuối cùng kích hoạt, cơ thể mới trải qua một sự đột biến đột ngột biến cơ thể dường như phụ nữ thành nam giới, tạo ra sự phát triển nhanh chóng của các đặc điểm tính dục thứ cấp như cơ bắp, cũng như biến âm đạo thành dương vật. Điều thú vị là tình trạng này rất hiếm, và các nhà khoa học vẫn chưa biết tại sao điều này lại xảy ra thường xuyên ở ngôi làng nhỏ này.
Những chú chim với cái chết bí ẩn: Jatinga là một thị trấn nông thôn khá nhỏ ở Ấn Độ với chỉ khoảng 2.500 cư dân. Tuy nhiên, mỗi năm một lần, ngôi làng nông thôn này lại xảy ra những cái chết kỳ quái của vô số con chim mà phần lớn không thể giải thích được. Hiện tượng này xảy ra hằng năm ngay sau mùa gió mùa vào tháng 9 và tháng 10. Trong thời gian này, ngay sau khi mặt trời lặn và thường vào những đêm tối, không trăng trong khoảng thời gian từ 6h30 đến 10h, những đàn chim thuộc nhiều loài khác nhau tụ lại đây với số lượng lớn và cứ thế lăn ra chết. Những con chim bị co thắt và lao đầu xuống đất, cây cối và các tòa nhà, trên mặt đất là hàng trăm xác con chim điên cuồng giãy giụa.
Tổng cộng có khoảng 44 loài chim, cả hai loài di cư và địa phương đều bị cuốn vào cái chết hàng loạt này. Các nhà khoa học rất bối rối trước hiện tượng này dù có nhiều nghiên cứu nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính thức do các yếu tố vẫn chưa được hiểu rõ.