Nằm tại xóm Xuân Đài, làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, chùa Kim Đài (còn gọi là chùa Đài, chùa Quỳnh Lâm, chùa Lục Tổ) là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam.Theo sử sách, chùa được xây từ thế kỉ thứ 8. Đến thế kỉ 9, thiền sư Định Không mở rộng chùa, đặt tên chùa là Quỳnh Lâm tự, cho tạc khánh bằng đá to nổi tiếng.Đến thời nhà Lý, chùa Kim Đài trở thành một trong những ngôi chùa to và đẹp nhất, là nơi thờ cúng Phật của các quý tộc.Tương truyền Lý Công Uẩn – tức vua Lý Thái Tổ, người sáng lập triều Lý - lúc còn nhỏ đã từng làm chú tiểu tại chùa.Sang thời Trần, Kim Đài cổ tự không còn được quan tâm nên xuống cấp dần.Vào thời nhà Minh xâm lược Việt Nam (1407-1427), chùa bị tàn phá nghiêm trọng.Mãi cho tới thời Lê Mạt, năm thứ 22 niên hiệu Chính Hòa (tức năm 1701), quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Long là vợ chúa Trịnh Căn cho xây lại chùa khang trang.Đến thời Nguyễn, chùa bị thu nhỏ quy mô và năm 1952 bị tổn hại nặng nề khi quân Pháp đốt trụi tòa tam bảo và nhà khách của chùa.Ngày nay, chùa đã được tôn tạo lại và trở thành một di tích lịch sử, văn hóa quan trọng, thu hút nhiều du khách của tỉnh Bắc Ninh.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
Nằm tại xóm Xuân Đài, làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh,
chùa Kim Đài (còn gọi là chùa Đài, chùa Quỳnh Lâm, chùa Lục Tổ) là một trong những
ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam.
Theo sử sách, chùa được xây từ thế kỉ thứ 8. Đến thế kỉ 9, thiền sư Định Không mở rộng chùa, đặt tên chùa là Quỳnh Lâm tự, cho tạc khánh bằng đá to nổi tiếng.
Đến thời nhà Lý, chùa Kim Đài trở thành một trong những ngôi chùa to và đẹp nhất, là nơi thờ cúng Phật của các quý tộc.
Tương truyền Lý Công Uẩn – tức vua Lý Thái Tổ, người sáng lập triều Lý - lúc còn nhỏ đã từng làm chú tiểu tại chùa.
Sang thời Trần, Kim Đài cổ tự không còn được quan tâm nên xuống cấp dần.
Vào thời nhà Minh xâm lược Việt Nam (1407-1427), chùa bị tàn phá nghiêm trọng.
Mãi cho tới thời Lê Mạt, năm thứ 22 niên hiệu Chính Hòa (tức năm 1701), quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Long là vợ chúa Trịnh Căn cho xây lại chùa khang trang.
Đến thời Nguyễn, chùa bị thu nhỏ quy mô và năm 1952 bị tổn hại nặng nề khi quân Pháp đốt trụi tòa tam bảo và nhà khách của chùa.
Ngày nay, chùa đã được tôn tạo lại và trở thành một di tích lịch sử, văn hóa quan trọng, thu hút nhiều du khách của tỉnh Bắc Ninh.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.