Đấu trường La Mã nằm ở Rome, Italy ngày nay là một trong những công trình "bất tử" nổi tiếng thế giới của La Mã cổ đại. Được xây dựng từ năm 72 sau Công nguyên và hoàn thành vào năm 80, công trình có chiều dài 188m, rộng 156m, cao khoảng 48m và có 240 mái vòm.Là nhà hát tròn (amphitheater) La Mã lớn nhất, đấu trường La Mã là nơi diễn ra nhiều hoạt động vui chơi, giải trí của người dân khi ấy, bao gồm các cuộc so tài "nảy lửa" của các võ sĩ giác đấu với nhau hay với các động vật hung dữ như hổ, báo, sư tử...Theo các chuyên gia, người La Mã thời cổ đại đã tạo ra loại bê tông vô cùng kiên cố, có khả năng hàn gắn các vết nứt hình thành theo thời gian đã giúp đấu trường La Mã "bất tử", tồn tại đến ngày nay.Pont du Gard là một cây cầu ba tầng nằm ở tỉnh Vers-Pont-du-Gard, phía nam nước Pháp ngày nay. Tuyệt tác kiến trúc của người La Mã cổ đại đóng vai trò dẫn nước từ vùng Vzes ở phía bắc đến thành phố Nimes ở phía nam nước Pháp.Người La Mã đã thể hiện sự tỉ mỉ, đôi bàn tay tài hoa và kỹ thuật xây dựng đỉnh cao khi xây dựng cây cầu Pont du Gard.Với kiến trúc hình vòm đặc trưng của đế chế La Mã, những phiến đá tạo thành Pont du Gard được cắt gọt, đục đẽo chính xác đến mức thậm chí không cần sử dụng bất cứ chất kết dính hay loại vữa nào để gắn kết chúng lại với nhau.Đền Aphrodisias được đặt theo tên của nữ thần tình yêu Aphrodite trong thần thoại Hy Lạp. Nằm ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ, thuộc thung lũng thượng lưu sông Morsynus, đền Aphrodisias được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2017.Những di tích trong đền Aphrodisias của người La Mã được bảo tồn cực kỳ tốt. Trong số này có các cột đá cao đặc trưng của kiến trúc La Mã, một rạp hát hình bán nguyệt và những khu vực xây bằng đá cẩm thạch - nơi diễn ra các cuộc họp chính trị quan trọng của giới cầm quyền.Theo các chuyên gia, đền Aphrodisias là nơi lưu giữ nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch thời La Mã cổ đại. Thông qua nghiên cứu chúng, những thành tựu trong lĩnh vực điêu khắc của người La Mã được giới khoa học giải mã.Mời độc giả xem video: Đến thăm thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2.000 năm.
Đấu trường La Mã nằm ở Rome, Italy ngày nay là một trong những công trình "bất tử" nổi tiếng thế giới của La Mã cổ đại. Được xây dựng từ năm 72 sau Công nguyên và hoàn thành vào năm 80, công trình có chiều dài 188m, rộng 156m, cao khoảng 48m và có 240 mái vòm.
Là nhà hát tròn (amphitheater) La Mã lớn nhất, đấu trường La Mã là nơi diễn ra nhiều hoạt động vui chơi, giải trí của người dân khi ấy, bao gồm các cuộc so tài "nảy lửa" của các võ sĩ giác đấu với nhau hay với các động vật hung dữ như hổ, báo, sư tử...
Theo các chuyên gia, người La Mã thời cổ đại đã tạo ra loại bê tông vô cùng kiên cố, có khả năng hàn gắn các vết nứt hình thành theo thời gian đã giúp đấu trường La Mã "bất tử", tồn tại đến ngày nay.
Pont du Gard là một cây cầu ba tầng nằm ở tỉnh Vers-Pont-du-Gard, phía nam nước Pháp ngày nay. Tuyệt tác kiến trúc của người La Mã cổ đại đóng vai trò dẫn nước từ vùng Vzes ở phía bắc đến thành phố Nimes ở phía nam nước Pháp.
Người La Mã đã thể hiện sự tỉ mỉ, đôi bàn tay tài hoa và kỹ thuật xây dựng đỉnh cao khi xây dựng cây cầu Pont du Gard.
Với kiến trúc hình vòm đặc trưng của đế chế La Mã, những phiến đá tạo thành Pont du Gard được cắt gọt, đục đẽo chính xác đến mức thậm chí không cần sử dụng bất cứ chất kết dính hay loại vữa nào để gắn kết chúng lại với nhau.
Đền Aphrodisias được đặt theo tên của nữ thần tình yêu Aphrodite trong thần thoại Hy Lạp. Nằm ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ, thuộc thung lũng thượng lưu sông Morsynus, đền Aphrodisias được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2017.
Những di tích trong đền Aphrodisias của người La Mã được bảo tồn cực kỳ tốt. Trong số này có các cột đá cao đặc trưng của kiến trúc La Mã, một rạp hát hình bán nguyệt và những khu vực xây bằng đá cẩm thạch - nơi diễn ra các cuộc họp chính trị quan trọng của giới cầm quyền.
Theo các chuyên gia, đền Aphrodisias là nơi lưu giữ nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch thời La Mã cổ đại. Thông qua nghiên cứu chúng, những thành tựu trong lĩnh vực điêu khắc của người La Mã được giới khoa học giải mã.
Mời độc giả xem video: Đến thăm thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2.000 năm.