1. Khi hơi thở hóa thinh không là tác phẩm ấn tượng nhất của Paul Kalanithi. Ông là bác sĩ tài năng nhưng đáng tiếc lại mắc bệnh ung thư phổi ở tuổi 36. Khó có câu từ nào diễn tả được những cảm xúc của tác giả khi nghe được tin xấu ấy. Tuy nhiên, trong tác phẩm của mình, bác sĩ người Mỹ lại cho độc giả thấy những góc rất khác của con người khi phải đối mặt cái chết. Bạn đọc thấy được sự can đảm, niềm tin trong quá trình chống lại căn bệnh ung thư của Paul. Quan trọng hơn, đó còn là những trăn trở về cái chết dưới góc nhìn của một bác sĩ. Ảnh: Chi.2. Bộ sách Nhân tố Enzyme là tác phẩm tập hợp nhiều kiến thức y học có giá trị cao trong việc áp dụng thực tế của tác giả Hiromi Shinya. Trong bộ sách này, tác giả trình bày nhiều phân tích chi tiết về tương quan giữa thói quen ăn uống, sinh hoạt đối với sức khỏe. Hiromi Shinya nhấn mạnh rằng muốn có một hệ miễn dịch tốt, nền tảng sức khỏe vững vàng, cần một lối sống và chế độ ăn uống phù hợp. Ảnh: Visosanh.3. Càng trong những hoàn cảnh khó khăn, tình người sẽ càng tỏa sáng lấp lánh. Tác phẩm Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là một trong những ví dụ chứng minh điều đó. Cuốn sách tập hợp nhiều câu chuyện nhân văn, thấm đẫm tình người ở ngay tại nơi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết hiện ra rõ nét nhất. Ảnh: Nhã Nam.4. Cơ thể người có thể coi là một cỗ máy tinh vi với cấu tạo rất phức tạp. Mọi tác động chủ quan hay khách quan đều tạo ra ảnh hưởng lớn tới cơ thể. Vậy làm thế nào để đảm bảo "cỗ máy" đó sẽ hoạt động tốt và bền bỉ theo năm tháng? Phần nào câu trả lời sẽ có trong Y học dinh dưỡng - Những điều bác sĩ không nói với bạn, một tác phẩm của Ray D. Strand. Trong cuốn sách, tác giả nhấn mạnh tới dinh dưỡng và tác động của nó lên cơ thể người. Ảnh: Medicio.5. Nếu cơ thể là một chiến binh thì hệ miễn dịch chính là bộ áo giáp. Hệ miễn dịch bảo vệ chúng ta từng phút, từng giây trước mọi tác nhân có hại cả trong và ngoài cơ thể. Con người chỉ thực sự khỏe mạnh nếu như có một hệ miễn dịch vững chắc. Và tác phẩm Hệ miễn dịch của Daniel M. Davis không chỉ mang đến những kiến thức y khoa có giá trị mà còn cả những câu chuyện rất đời thường đầy cảm động. Ảnh: Đẹp.6. Đúng như tên gọi của mình, tác phẩm Bí quyết trường thọ của người Nhật sẽ mang đến của độc giả những chia sẻ hữu ích về việc làm thế nào để có sức khỏe dẻo dai, ổn định. Cuốn sách chứa đựng nhiều kinh nghiệm, tinh hoa trong suốt cuộc đời chữa bệnh, hành y cứu người của chính tác giả, bác sĩ, huyền thoại y học người Nhật Bản Shigeaki Hinohara. Ảnh: Hà Nội Mới.7. Trong vòng vài năm trở lại đây, người dân trên khắp thế giới phải đối mặt đại dịch Covid-19 ở quy mô toàn cầu. Nhìn ở góc độ khác, cũng từ đây, chúng ta cần nhìn nhận lại nghiêm túc tầm quan trọng của việc nâng cao hệ miễn dịch. Nhóm tác giả cuốn sách Đừng ốm, ban biên tập tạp chí Prevention, nhấn mạnh rằng việc tự chăm sóc bản thân một cách thông minh, có khoa học sẽ là chìa khóa để nâng cao hệ miễn dịch. Ảnh: Voso.
1. Khi hơi thở hóa thinh không là tác phẩm ấn tượng nhất của Paul Kalanithi. Ông là bác sĩ tài năng nhưng đáng tiếc lại mắc bệnh ung thư phổi ở tuổi 36. Khó có câu từ nào diễn tả được những cảm xúc của tác giả khi nghe được tin xấu ấy. Tuy nhiên, trong tác phẩm của mình, bác sĩ người Mỹ lại cho độc giả thấy những góc rất khác của con người khi phải đối mặt cái chết. Bạn đọc thấy được sự can đảm, niềm tin trong quá trình chống lại căn bệnh ung thư của Paul. Quan trọng hơn, đó còn là những trăn trở về cái chết dưới góc nhìn của một bác sĩ. Ảnh: Chi.
2. Bộ sách Nhân tố Enzyme là tác phẩm tập hợp nhiều kiến thức y học có giá trị cao trong việc áp dụng thực tế của tác giả Hiromi Shinya. Trong bộ sách này, tác giả trình bày nhiều phân tích chi tiết về tương quan giữa thói quen ăn uống, sinh hoạt đối với sức khỏe. Hiromi Shinya nhấn mạnh rằng muốn có một hệ miễn dịch tốt, nền tảng sức khỏe vững vàng, cần một lối sống và chế độ ăn uống phù hợp. Ảnh: Visosanh.
3. Càng trong những hoàn cảnh khó khăn, tình người sẽ càng tỏa sáng lấp lánh. Tác phẩm Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là một trong những ví dụ chứng minh điều đó. Cuốn sách tập hợp nhiều câu chuyện nhân văn, thấm đẫm tình người ở ngay tại nơi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết hiện ra rõ nét nhất. Ảnh: Nhã Nam.
4. Cơ thể người có thể coi là một cỗ máy tinh vi với cấu tạo rất phức tạp. Mọi tác động chủ quan hay khách quan đều tạo ra ảnh hưởng lớn tới cơ thể. Vậy làm thế nào để đảm bảo "cỗ máy" đó sẽ hoạt động tốt và bền bỉ theo năm tháng? Phần nào câu trả lời sẽ có trong Y học dinh dưỡng - Những điều bác sĩ không nói với bạn, một tác phẩm của Ray D. Strand. Trong cuốn sách, tác giả nhấn mạnh tới dinh dưỡng và tác động của nó lên cơ thể người. Ảnh: Medicio.
5. Nếu cơ thể là một chiến binh thì hệ miễn dịch chính là bộ áo giáp. Hệ miễn dịch bảo vệ chúng ta từng phút, từng giây trước mọi tác nhân có hại cả trong và ngoài cơ thể. Con người chỉ thực sự khỏe mạnh nếu như có một hệ miễn dịch vững chắc. Và tác phẩm Hệ miễn dịch của Daniel M. Davis không chỉ mang đến những kiến thức y khoa có giá trị mà còn cả những câu chuyện rất đời thường đầy cảm động. Ảnh: Đẹp.
6. Đúng như tên gọi của mình, tác phẩm Bí quyết trường thọ của người Nhật sẽ mang đến của độc giả những chia sẻ hữu ích về việc làm thế nào để có sức khỏe dẻo dai, ổn định. Cuốn sách chứa đựng nhiều kinh nghiệm, tinh hoa trong suốt cuộc đời chữa bệnh, hành y cứu người của chính tác giả, bác sĩ, huyền thoại y học người Nhật Bản Shigeaki Hinohara. Ảnh: Hà Nội Mới.
7. Trong vòng vài năm trở lại đây, người dân trên khắp thế giới phải đối mặt đại dịch Covid-19 ở quy mô toàn cầu. Nhìn ở góc độ khác, cũng từ đây, chúng ta cần nhìn nhận lại nghiêm túc tầm quan trọng của việc nâng cao hệ miễn dịch. Nhóm tác giả cuốn sách Đừng ốm, ban biên tập tạp chí Prevention, nhấn mạnh rằng việc tự chăm sóc bản thân một cách thông minh, có khoa học sẽ là chìa khóa để nâng cao hệ miễn dịch. Ảnh: Voso.