“ Mộ ông Tang” là tên gọi một khu mộ cổ nổi tiếng nằm xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Xung quanh ngôi mộ này là một câu chuyện lịch sử ly kỳ như phim ảnh, mà thực hư đến nay vẫn chưa rõ ràng.Theo lời kể được truyền lại, vào cuối thế kỷ 18, khi bị nhà Tây Sơn truy đuổi qua vùng đất này, chúa Nguyễn Phúc Ánh cùng tùy tùng đã tá túc ở nhà ông Lê Phước Tang, một phú nông địa phương. Ông Tang không những sẵn lòng giúp đỡ mà còn tận tụy nuôi giấu khiến chúa rất tin cẩn. Khi rời đi, chúa giao lại một số hành lý nhờ ông giữ.Khi sắp qua đời do bệnh, ông Tang kể lại với con cháu việc chúa Nguyễn gửi hành lý cho gia đình. Hai con trai ông là Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa (tục gọi là cậu Gương và cậu Sen) tò mò mở ra xem thì thấy có triều phục của chúa. Do chúa Nguyễn đang thất thế, Gương và Sen tỏ ý coi thường, lấy áo của chúa mặc vào rồi nghênh ngang đi thăm ruộng.Mọi người nhìn thấy thì thất kinh, hết mực khuyên can, rằng “nếu sau này chúa Nguyễn phục quốc, hai cậu sẽ mang trọng tội”. Nhưng Gương và Sen chỉ cười lớn và cho rằng chúa Nguyễn sẽ không bao giờ đánh bại được nhà Tây Sơn. Sau này, khi ông Tang mất, hai cậu còn dùng triều phục của chúa Nguyễn để khâm liệm cha.Gương và Sen không thể ngờ là Nguyễn Ánh đã đánh bại được Tây Sơn và lên ngôi vua. Nhớ ơn xưa, vua Gia Long sai người đi tìm gia đình Lê Phước Tang để đền ơn. Biết tin ông Tang qua đời, vua định phong tước hầu cho các con trai của ông. Nhưng một số người đã tâu lên nhà vua hành động hỗn xược của Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa.Nổi giận lôi đình, vua không còn coi trọng những ân tình ngày trước. Ông đã ban hình phạt nặng nề và tàn nhẫn nhất dành cho gia tộc Lê Phước: Tru di tam tộc và tịch thu toàn bộ gia sản. Cả dòng họ tưởng chừng đến thời vinh hiển, phút chốc bị xóa sổ.Vợ chồng ông Lê Phước Tang đã nằm dưới mộ nhưng cũng không yên vì bị truy tội “dưỡng bất giáo” (nuôi con mà không dạy dỗ). Vua cho phạt đánh roi và xiềng xích cả khu mộ. Dân gian còn kể lại rằng, hai cây thị to trong khu mộ ông Tang chính là thị do vua trồng mang hàm ý miệt thị đến muôn đời về sau...Ngày nay, tính xác thực của giai thoại lịch sử trên bị nhiều sử gia nghi ngờ. Theo đó, việc gia đình ông Tang bị vua trị tội là có thật và được ghi trong một số tư liệu lịch sử, nhưng nguyên nhân vì đâu thì không có giải thích rõ ràng. Còn chuyện hai cậu con trai “mặc áo chúa đi thăm ruộng” có thể chỉ là giai thoại được người đời tô vẽ.Nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường phân tích, nhiều khả năng gia đình Lê Phước Tang bị trị tội là do Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa có mối liên hệ mật thiết với nhà Tây Sơn, đã hỗ trợ hoặc cung cấp lúa gạo cho quân Tây Sơn. Việc làm của hai người con ông Tang bị vua Gia Long coi là hành động bất trung, khiến ông Tang bị kết tội dưỡng bất giáo…Một số bậc cao niên sống gần khu mộ cũng cho rằng, chuyện vua cho trồng cây thị với hàm ý miệt thị là không chính xác. Vì trước đây, khu mộ được bảo vệ bằng một hàng rào cây ăn trái. Sau đó do thời gian, lũ lụt, đa phần cây ăn trái trong hàng rào bảo vệ chết hết, chỉ còn lại cây thị.Ngày nay, khu mộ của vợ chồng ông Lê Phước Tang nằm trong khu đất 200 mét vuông, cây cối cỏ dại mọc um tùm, từ lâu đã bị bỏ hoang phế, không người coi sóc. Công trình vẫn còn khá nguyên vẹn dù đã trải qua hàng trăm năm mưa gió. Cạnh đó có hai cây thị cổ thụ hình thù cổ quái.Các dấu tích còn lại cho thấy, trước kia khu mộ được xây theo cách thức dành cho giới quý tộc, được trang trí rất tính xảo. Nhưng sự hoa mỹ đã bị bào mòn theo dòng chảy thời gian, chỉ còn lại những hình thù thô mộc, rêu phong. Sự thật lịch sử về chốn cổ mộ này có thể sẽ mãi mãi bị chôn vùi như thân xác của những người nằm dưới mộ...Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
“ Mộ ông Tang” là tên gọi một khu mộ cổ nổi tiếng nằm xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Xung quanh ngôi mộ này là một câu chuyện lịch sử ly kỳ như phim ảnh, mà thực hư đến nay vẫn chưa rõ ràng.
Theo lời kể được truyền lại, vào cuối thế kỷ 18, khi bị nhà Tây Sơn truy đuổi qua vùng đất này, chúa Nguyễn Phúc Ánh cùng tùy tùng đã tá túc ở nhà ông Lê Phước Tang, một phú nông địa phương. Ông Tang không những sẵn lòng giúp đỡ mà còn tận tụy nuôi giấu khiến chúa rất tin cẩn. Khi rời đi, chúa giao lại một số hành lý nhờ ông giữ.
Khi sắp qua đời do bệnh, ông Tang kể lại với con cháu việc chúa Nguyễn gửi hành lý cho gia đình. Hai con trai ông là Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa (tục gọi là cậu Gương và cậu Sen) tò mò mở ra xem thì thấy có triều phục của chúa. Do chúa Nguyễn đang thất thế, Gương và Sen tỏ ý coi thường, lấy áo của chúa mặc vào rồi nghênh ngang đi thăm ruộng.
Mọi người nhìn thấy thì thất kinh, hết mực khuyên can, rằng “nếu sau này chúa Nguyễn phục quốc, hai cậu sẽ mang trọng tội”. Nhưng Gương và Sen chỉ cười lớn và cho rằng chúa Nguyễn sẽ không bao giờ đánh bại được nhà Tây Sơn. Sau này, khi ông Tang mất, hai cậu còn dùng triều phục của chúa Nguyễn để khâm liệm cha.
Gương và Sen không thể ngờ là Nguyễn Ánh đã đánh bại được Tây Sơn và lên ngôi vua. Nhớ ơn xưa, vua Gia Long sai người đi tìm gia đình Lê Phước Tang để đền ơn. Biết tin ông Tang qua đời, vua định phong tước hầu cho các con trai của ông. Nhưng một số người đã tâu lên nhà vua hành động hỗn xược của Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa.
Nổi giận lôi đình, vua không còn coi trọng những ân tình ngày trước. Ông đã ban hình phạt nặng nề và tàn nhẫn nhất dành cho gia tộc Lê Phước: Tru di tam tộc và tịch thu toàn bộ gia sản. Cả dòng họ tưởng chừng đến thời vinh hiển, phút chốc bị xóa sổ.
Vợ chồng ông Lê Phước Tang đã nằm dưới mộ nhưng cũng không yên vì bị truy tội “dưỡng bất giáo” (nuôi con mà không dạy dỗ). Vua cho phạt đánh roi và xiềng xích cả khu mộ. Dân gian còn kể lại rằng, hai cây thị to trong khu mộ ông Tang chính là thị do vua trồng mang hàm ý miệt thị đến muôn đời về sau...
Ngày nay, tính xác thực của giai thoại lịch sử trên bị nhiều sử gia nghi ngờ. Theo đó, việc gia đình ông Tang bị vua trị tội là có thật và được ghi trong một số tư liệu lịch sử, nhưng nguyên nhân vì đâu thì không có giải thích rõ ràng. Còn chuyện hai cậu con trai “mặc áo chúa đi thăm ruộng” có thể chỉ là giai thoại được người đời tô vẽ.
Nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường phân tích, nhiều khả năng gia đình Lê Phước Tang bị trị tội là do Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa có mối liên hệ mật thiết với nhà Tây Sơn, đã hỗ trợ hoặc cung cấp lúa gạo cho quân Tây Sơn. Việc làm của hai người con ông Tang bị vua Gia Long coi là hành động bất trung, khiến ông Tang bị kết tội dưỡng bất giáo…
Một số bậc cao niên sống gần khu mộ cũng cho rằng, chuyện vua cho trồng cây thị với hàm ý miệt thị là không chính xác. Vì trước đây, khu mộ được bảo vệ bằng một hàng rào cây ăn trái. Sau đó do thời gian, lũ lụt, đa phần cây ăn trái trong hàng rào bảo vệ chết hết, chỉ còn lại cây thị.
Ngày nay, khu mộ của vợ chồng ông Lê Phước Tang nằm trong khu đất 200 mét vuông, cây cối cỏ dại mọc um tùm, từ lâu đã bị bỏ hoang phế, không người coi sóc. Công trình vẫn còn khá nguyên vẹn dù đã trải qua hàng trăm năm mưa gió. Cạnh đó có hai cây thị cổ thụ hình thù cổ quái.
Các dấu tích còn lại cho thấy, trước kia khu mộ được xây theo cách thức dành cho giới quý tộc, được trang trí rất tính xảo. Nhưng sự hoa mỹ đã bị bào mòn theo dòng chảy thời gian, chỉ còn lại những hình thù thô mộc, rêu phong. Sự thật lịch sử về chốn cổ mộ này có thể sẽ mãi mãi bị chôn vùi như thân xác của những người nằm dưới mộ...
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.