Lăng mộ bí ẩn này tại ngôi làng Đại Lý, thuộc trấn Mã Tập, huyện Định Đào, Sơn Đông, Trung Quốc. Để bảo vệ cho lăng mộ cổ, Ban di tích văn hóa của tỉnh đã ngay lập tức tới hiện trường tìm kiếm. Cửa hầm mộ vừa được mở, một làn hương trầm ấm ngay lập tức phả vào mặt đoàn chuyên gia.Cuối cùng, các chuyên gia mới phát hiện ra mùi hương tỏa ra từ quan tài của chủ nhân lăng mộ. Không chỉ có quan tài, xung quanh quan tài là rất nhiều khúc gỗ bách có chiều dài tương đương nhau được chất thành đống. Từ đó, đoàn khảo cổ đã xác định được lăng mộ cổ này được thiết kế theo một kiểu táng thức có tên gọi là "Hoàng trường đề thấu".Trong bộ sách Lã Thị Xuân Thu của Lã Bất Vi có đề cập, "Hoàng trường đề thấu" là từ để chỉ kiểu táng thức dùng gỗ bách chất xung quanh quách thất trong lăng tẩm đế vương thời Tây Hán. Trong đó, "hoàng trường" là gỗ bách sau khi đã được bỏ đi phần vỏ cây. Những khúc gỗ bách này sẽ được chất quanh quan quách tạo thành những bức tường, bên trên cũng che bằng gỗ, tương tự như thiết kế của một gian phòng.Giới quý tộc cũng có thể dùng cách an táng này nhưng tuyệt đối không được dùng gỗ bách mà chỉ được dùng gỗ tùng hoặc các loại gỗ tạp khác. Với số lượng gỗ bách lên tới hơn 4000 mét khối được sử dụng cho lăng mộ cổ này, đoàn chuyên gia đã kết luận rằng chủ nhân của lăng mộ phải là một vị vương gia hoặc thậm chí là hoàng đế nào đó thời Tây Hán.Do đã bị trộm nên lăng mộ cổ gần như trống rỗng, toàn bộ châu báu vàng bạc tùy táng đều đã bị lấy hết. Dù rất thất vọng nhưng đoàn khảo cổ bỗng bị thu hút bởi một tiếng động kỳ lạ phát ra từ một bức tường gỗ. Dù cảm thấy kỳ lạ xen lẫn sợ hãi nhưng chuyên gia khảo cổ vẫn quyết truy tìm sự thật.Sau khi nạy các tấm ván, đoàn khảo cổ tìm thấy một ống trúc, bên trong có chứa một chiếc áo bào bằng lụa màu tím, trên thân áo có hoa văn màu đỏ, sau lưng có đính một viên ngọc bích. Kết quả thẩm định cho thấy, chiếc áo tơ lụa này là vật dụng của một người phụ nữ. Phát hiện này còn quý hơn ngọc ngà châu báu đã bị mất, bởi sau khi giám định, họ mới biết chính xác danh tính của chủ nhân ngôi mộ.Căn cứ vào sử sách cũ, thời Tây Hán, ở Định Đào chỉ có 3 vị Định Đào Vương là Lưu Khang, Lưu Hân (Hán Ai Đế) và Lưu Cảnh (cháu của Sở Hiếu vương Lưu Hiêu).Xét theo niên đại, lăng mộ này thì chủ nhân của nó là của Thái hậu Đinh, tên húy Đinh Cơ, là mẹ đẻ của Hán Ai Đế. Theo Hán Thư tiểu sử, vào năm thứ 5 TCN, Thái hậu Đinh qua đời, Hán Ai Đế đã ra lệnh an táng bà tại Định Đào. Với tư cách là mẹ đẻ của hoàng đế, quy mô lăng mộ cổ cũng như cách an táng cho bà lớn hơn nhiều so với các vị vương gia khác.Đinh Cơ nguyên là một người thiếp của Định Đào vương Lưu Khang, sau này do chính thất của Lưu Khang không có con nên con trai bà được lên làm hoàng đế. Đinh Cơ tuy là mẹ ruột của vua nhưng do thân phận mà phải chịu nhiều thiệt thòi.Sau này khi Đinh Thái hậu qua đời vào năm thứ 5 sau Công nguyên, Lưu Hân đã vô cùng đau buồn, vua xây cho mẹ ngôi mộ có phương thức an táng cao cấp nhất. Đinh Thái hậu cũng được mặc đồ tang ngọc y sang trọng được kết từ hàng ngàn mảnh ngọc bích với mong muốn bảo quản xương cốt, giữ cho cơ thể người chết toàn vẹn và chờ cơ hội tái sinh.Tuy nhiên, Thái hậu Đinh Cơ yên nghỉ chưa được bao lâu thì Vương Mãng - một quyền thần thao túng triều chính nhà Hán, đã cướp ngôi và ra lệnh phá hủy lăng mộ của Đinh Thái hậu.Tương truyền rằng Vương Mãng và toán quân vừa mở cửa lăng thì lửa từ đâu bốc lên hàng chục mét, quân lính sợ quá không dám tiếp tục đào bới, nhưng nhiều di vật bên trong cũng bị ngọc lửa thiêu rụi đi. Sau khi lửa tắt, Vương Mãng vẫn yêu cầu quân lính lao vào tước bỏ bộ y phục bằng ngọc bích của thái hậu, cướp phá nhiều đồ tùy táng trong lăng.>>>Xem thêm video: Giải mã bí ẩn hàng trăm cỗ quan tài treo ma mị trên vách đá. Nguồn: Kienthucnet.
Lăng mộ bí ẩn này tại ngôi làng Đại Lý, thuộc trấn Mã Tập, huyện Định Đào, Sơn Đông, Trung Quốc. Để bảo vệ cho lăng mộ cổ, Ban di tích văn hóa của tỉnh đã ngay lập tức tới hiện trường tìm kiếm. Cửa hầm mộ vừa được mở, một làn hương trầm ấm ngay lập tức phả vào mặt đoàn chuyên gia.
Cuối cùng, các chuyên gia mới phát hiện ra mùi hương tỏa ra từ quan tài của chủ nhân lăng mộ. Không chỉ có quan tài, xung quanh quan tài là rất nhiều khúc gỗ bách có chiều dài tương đương nhau được chất thành đống. Từ đó, đoàn khảo cổ đã xác định được lăng mộ cổ này được thiết kế theo một kiểu táng thức có tên gọi là "Hoàng trường đề thấu".
Trong bộ sách Lã Thị Xuân Thu của Lã Bất Vi có đề cập, "Hoàng trường đề thấu" là từ để chỉ kiểu táng thức dùng gỗ bách chất xung quanh quách thất trong lăng tẩm đế vương thời Tây Hán. Trong đó, "hoàng trường" là gỗ bách sau khi đã được bỏ đi phần vỏ cây. Những khúc gỗ bách này sẽ được chất quanh quan quách tạo thành những bức tường, bên trên cũng che bằng gỗ, tương tự như thiết kế của một gian phòng.
Giới quý tộc cũng có thể dùng cách an táng này nhưng tuyệt đối không được dùng gỗ bách mà chỉ được dùng gỗ tùng hoặc các loại gỗ tạp khác. Với số lượng gỗ bách lên tới hơn 4000 mét khối được sử dụng cho lăng mộ cổ này, đoàn chuyên gia đã kết luận rằng chủ nhân của lăng mộ phải là một vị vương gia hoặc thậm chí là hoàng đế nào đó thời Tây Hán.
Do đã bị trộm nên lăng mộ cổ gần như trống rỗng, toàn bộ châu báu vàng bạc tùy táng đều đã bị lấy hết. Dù rất thất vọng nhưng đoàn khảo cổ bỗng bị thu hút bởi một tiếng động kỳ lạ phát ra từ một bức tường gỗ. Dù cảm thấy kỳ lạ xen lẫn sợ hãi nhưng chuyên gia khảo cổ vẫn quyết truy tìm sự thật.
Sau khi nạy các tấm ván, đoàn khảo cổ tìm thấy một ống trúc, bên trong có chứa một chiếc áo bào bằng lụa màu tím, trên thân áo có hoa văn màu đỏ, sau lưng có đính một viên ngọc bích. Kết quả thẩm định cho thấy, chiếc áo tơ lụa này là vật dụng của một người phụ nữ. Phát hiện này còn quý hơn ngọc ngà châu báu đã bị mất, bởi sau khi giám định, họ mới biết chính xác danh tính của chủ nhân ngôi mộ.
Căn cứ vào sử sách cũ, thời Tây Hán, ở Định Đào chỉ có 3 vị Định Đào Vương là Lưu Khang, Lưu Hân (Hán Ai Đế) và Lưu Cảnh (cháu của Sở Hiếu vương Lưu Hiêu).
Xét theo niên đại, lăng mộ này thì chủ nhân của nó là của Thái hậu Đinh, tên húy Đinh Cơ, là mẹ đẻ của Hán Ai Đế. Theo Hán Thư tiểu sử, vào năm thứ 5 TCN, Thái hậu Đinh qua đời, Hán Ai Đế đã ra lệnh an táng bà tại Định Đào. Với tư cách là mẹ đẻ của hoàng đế, quy mô lăng mộ cổ cũng như cách an táng cho bà lớn hơn nhiều so với các vị vương gia khác.
Đinh Cơ nguyên là một người thiếp của Định Đào vương Lưu Khang, sau này do chính thất của Lưu Khang không có con nên con trai bà được lên làm hoàng đế. Đinh Cơ tuy là mẹ ruột của vua nhưng do thân phận mà phải chịu nhiều thiệt thòi.
Sau này khi Đinh Thái hậu qua đời vào năm thứ 5 sau Công nguyên, Lưu Hân đã vô cùng đau buồn, vua xây cho mẹ ngôi mộ có phương thức an táng cao cấp nhất. Đinh Thái hậu cũng được mặc đồ tang ngọc y sang trọng được kết từ hàng ngàn mảnh ngọc bích với mong muốn bảo quản xương cốt, giữ cho cơ thể người chết toàn vẹn và chờ cơ hội tái sinh.
Tuy nhiên, Thái hậu Đinh Cơ yên nghỉ chưa được bao lâu thì Vương Mãng - một quyền thần thao túng triều chính nhà Hán, đã cướp ngôi và ra lệnh phá hủy lăng mộ của Đinh Thái hậu.
Tương truyền rằng Vương Mãng và toán quân vừa mở cửa lăng thì lửa từ đâu bốc lên hàng chục mét, quân lính sợ quá không dám tiếp tục đào bới, nhưng nhiều di vật bên trong cũng bị ngọc lửa thiêu rụi đi. Sau khi lửa tắt, Vương Mãng vẫn yêu cầu quân lính lao vào tước bỏ bộ y phục bằng ngọc bích của thái hậu, cướp phá nhiều đồ tùy táng trong lăng.
>>>Xem thêm video: Giải mã bí ẩn hàng trăm cỗ quan tài treo ma mị trên vách đá. Nguồn: Kienthucnet.