Theo phong tục dân gian, ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng. Vào ngày này, mọi người thường đi mua vàng với mong ước một năm tiền bạc rủng rỉnh, làm ăn phát tài. Đối với những người làm kinh doanh, buôn bán, ngày vía Thần Tài là ngày rất quan trọng.
Năm nay, ngày vía Thần Tài rơi vào thứ Hai, ngày 3/2/2020 Dương lịch. Đó là ngày Bính Tý, tháng Mậu Dần, năm Canh Tý.
Đồ lễ cúng Thần Tài nên đơn giản, lễ vừa phải, không xa xỉ lãng phí, không cần mâm cao cỗ đầy nhưng nhất định phải có hoa tươi, quả tươi, nước sạch.
Trước khi bày mâm lễ cúng, gia chủ phải lau dọn bàn thờ Thần Tài. Dùng khăn sạch phủi bụi, sắp xếp lại để bàn thờ Thần Tài, gọn gàng, sạch sẽ. Gia chủ có thể lau bàn thờ, lau tượng ông Thần Tài và ông Thổ địa bằng nước thơm, nước có ngâm hoa hoặc rượu trắng để tẩy bụi.
|
Ảnh minh họa. |
Mâm cúng ngày vía Thần tài gồm những lễ vật sau:
- Mâm cỗ "Tam Sên" gồm: 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm (hoặc cua) luộc. Nếu không làm cỗ mặn, gia chủ có thể chuẩn bị bánh trái, đồ chay, các loại chè cúng.
- Hương: Có thể thắp hương vào buổi sáng hoặc buổi tối, chọn giờ tốt để gặp may mắn.
- Nước: Chén đựng nước cần được rửa sạch. Chỉ cần một chén là đủ. Nước dùng để thắp hương không nên rót quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm.
- Hoa: Nên lựa chọn hoa tươi, có nụ, có hương thơm, tuyệt đối không dùng hoa giả để làm lễ. Có thể sử dụng bình cắm hoa bằng thủy tinh hoặc gốm sứ.
- Quả: Không dùng quả nhựa, quả nhân tạo để làm lễ. Quả để thắp hương Thần Tài nên chọn quả tươi ngon, còn nguyên vẹn, như táo, lê, chuối, cam…
- Đèn, nến: Hạn chế sử dụng đèn điện, đèn nhấp nháy vì tạo rao trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng. Nên sử dụng đèn thật như đèn dầu, nến.
- Gạo, muối sau khi cúng thì cất lại dùng cho có lộc, không được rãi ra ngoài.
- Rượu hay nước sau khi cúng thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.