1. Lau dọn ban thờ Thần tài
Bàn thờ sau ngày cúng vía Thần tài chắc chắn sẽ rất lộn xộn, bụi bặm, vương vấn tàn nhang, do đó, gia chủ cần phải lau dọn, sắp xếp lại. Có thể dùng nước ấm, nước rượu gừng/ tỏi hoặc nước lá bưởi để tắm rửa, tẩy uế cho ban thờ, tắm rửa các thần tài, ông Địa cho sạch sẽ.
Ngoài ra, khi quét dọn xung quanh ban thờ cẩn phải nhẹ nhàng, cẩn thận tránh vương bắn bụi bẩn tới vận khí nơi đây gây ảnh hưởng tới tài vận, phúc lộc của bản thân.
2. Yểm cốt
|
Ảnh minh họa. |
Theo các chuyên gia phong thủy, thực tế việc cúng bái, mua vàng về vẫn chưa đủ để thần Tài ban lộc mà cần phải yểm cốt để “kích lộc” nữa. Trên ban thờ Thần tài để “tụ khí” cần phải có bố thất bảo, tiền vàng, tiền xu (4 đồng đặt các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, 1 đồng để ở giữa làm tọa).
Đồng thời, khi mua vàng về, để yểm cốt, gia chủ hãy xin Thần tài, sau đó bới tro ra và đặt vàng vào cốt bát hương. Khi này, mọi vận khí mới được trung hòa, phát hủy năng lực, giúp gia chủ nhanh chóng thành công, có nhiều tài lộc tới.
3. Bỏ gạo vàng Thần tài vào bát hương
Ngoài vàng thì mọi người có thể mua gạo vàng Thần tài để chiêu tài, nạp phúc đem lại cát khí cho toàn thể gia đình. Việc bỏ gạo vàng Thần tài vào bát hương cũng là một cách “kích lộc” rất tốt, là vật thần cực mạnh giúp cho gia chủ có thể “cầu được ước thấy”, sức khỏe tốt, sự nghiệp thăng tiến, kinh doanh, buôn bán thuận lợi.
4. Hạ bỏ hoa quả khô héo khỏi ban thờ
Sau ngày vía Thần tài, cần hạ hoa cắm bình đã héo xuống để tránh xui xẻo, cản trở tài lộc tới. Đồng thời, các loại quả cũng không nên để trên bàn thờ quá lâu kẻo bị thối hỏng gây ô uế, ảnh hưởng tới vận khí gia chủ, công việc bất lợi.
Ngoài ra, các món ăn cúng vía thần tài cũng nên hạ ngay trong ngày để tránh bị hỏng, thiu thu hút ruồi bẩn đến là phạm tội nặng, mang điềm báo xấu về vận trình trong tương lai của gia chủ.
Gia chủ cần phải ghi nhớ thật kỹ để việc thắp hương Thần Tài được linh nghiệm nhất:
1, Khi gia chủ sắp đồ cúng thì nên đặt mâm cúng ngay trong nhà. Chuẩn bị đồ lễ thật đơn giản, đôi khi chỉ là hoa quả và nước sạch là được.
2, Vào những ngày: Mùng 10 âm hàng tháng, ngày 14 âm, ngày cuối tháng âm lịch nên lay bàn thờ bằng nước hoa bưởi hoặc nước pha rượu. Khăn lau phải là khăn riêng, không được dùng vào việc khác.
3, Thắp hương Thần Tài vào sáng hay tối đều được chấp nhận. Nhưng tốt nhất là nên chọn giờ tốt để việc hành lễ được linh nghiệm hơn.
4, Nước: Trước khi lấy nước gia chủ phải rửa sạch chén, đổ đầy cách miệng tầm 1cm. Trên bàn thờ tốt nhất là nên đặt 5 chén nước.
5, Hoa: Nên chọn hoa tươi, có nụ, mùi thơm, cấm tuyệt đối dùng hoa giả kẻo bị coi là lừa dối, phạm thượng thánh thần.
6, Quả: Trái cây thắp hương phải là loại tươi, không dập héo, còn nguyên vẹn, cấm dùng đồ nhựa để cúng. Một số loại có thể dùng để cúng Thần Tài là: Táo, lê, cam, quýt, chuối xanh…7, Đèn, nến: Cấm dùng bóng điện, đèn nhấp nháy vì sẽ tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng. Tốt nhất là nên dùng nến hoặc đèn dầu.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!