Vào ngày 6/8/1945, một sự kiện quan trọng xảy ra khi Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống lãnh thổ Nhật Bản. Khi ấy, phi hành đoàn trên máy bay Enola Gay nhận nhiệm vụ chở quả bom nguyên tử có tên gọi “Little Boy” và thả xuống thành phố Hiroshima.Máy bay Enola Gay do Đại tá Paul Tibbets (trong ảnh) chỉ huy, xuất phát từ North Field, căn cứ không quân trên đảo Tinian ở Tây Thái Bình Dương bay đến Hiroshima. Theo tính toán, chuyến hành trình mất khoảng 6 giờ.Đại tá Paul Tibbets cùng 14 thành viên thuộc phi hành đoàn Enola Gay thực hiện chuyến bay định mệnh bắt đầu từ lúc 1h40 sáng 6/8 theo giờ Nhật Bản.Đến 8h15 sáng, cửa buồng chứa bom của Enola Gay được mở ra. Theo đó, quả bom nguyên tử Little Boy rơi xuống mục tiêu là thành phố Hiroshima.Ngay sau khi thả bom nguyên tử Little Boy, máy bay Enola Gay nhanh chóng quay hướng để ra khỏi vùng ảnh hưởng của vụ nổ.43 giây sau khi thả bom nguyên tử Little Boy, phi hành đoàn trên Enola Gay nhìn thấy vũ khí hạt nhân này phát nổ và hình thành đám mây hình nấm khổng lồ.Vụ nổ bom nguyên tử này khiến khoảng 78.000 người ở Hiroshima thiệt mạng ngay lập tức và khoảng 140.000 người bị thương.Trong số các thành viên phi hành đoàn Enola Gay có Van Kirk. Ông là hoa tiêu dẫn đường trên máy bay Enola Gay thả quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima. Sau sự kiện này, không ít người dân thế giới lên án việc Mỹ sử dụng bom nguyên tử khiến hàng chục ngàn người thương vong. Tuy nhiên, ông Van Kirk chia sẻ rằng không hề cảm thấy hối tiếc về nhiệm vụ đã thực hiện cũng như vấn đề đạo đức vì hành động của ông góp phần chấm dứt một cuộc chiến tranh đẫm máu.Vào năm 2005, trong dịp tưởng niệm tưởng niệm 60 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, những thành viên còn sống của phi hành đoàn Enola Gay năm xưa gồm Đại tá không quân Tibbets, Theodore Van Kirk và Morris R Jeppson tuyên bố rằng: “Việc sử dụng bom nguyên tử là giây phút tất yếu trong lịch sử. Chúng tôi không có gì phải tiếc nuối”.Nhiều thập kỷ sau ngày phi hành đoàn Enola Gay ném bom nguyên tử, không ít người dân ở Hiroshima còn nhớ như in ký ức về sự kiện hãi hùng năm 1945. Họ mất nhiều năm để khắc phục hậu quả chiến tranh và vươn lên để ngày một phát triển. Mời độc giả xem video: Iran tuyên bố sẽ trả đũa vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân. Nguồn: VTV24.
Vào ngày 6/8/1945, một sự kiện quan trọng xảy ra khi Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống lãnh thổ Nhật Bản. Khi ấy, phi hành đoàn trên máy bay Enola Gay nhận nhiệm vụ chở quả bom nguyên tử có tên gọi “Little Boy” và thả xuống thành phố Hiroshima.
Máy bay Enola Gay do Đại tá Paul Tibbets (trong ảnh) chỉ huy, xuất phát từ North Field, căn cứ không quân trên đảo Tinian ở Tây Thái Bình Dương bay đến Hiroshima. Theo tính toán, chuyến hành trình mất khoảng 6 giờ.
Đại tá Paul Tibbets cùng 14 thành viên thuộc phi hành đoàn Enola Gay thực hiện chuyến bay định mệnh bắt đầu từ lúc 1h40 sáng 6/8 theo giờ Nhật Bản.
Đến 8h15 sáng, cửa buồng chứa bom của Enola Gay được mở ra. Theo đó, quả bom nguyên tử Little Boy rơi xuống mục tiêu là thành phố Hiroshima.
Ngay sau khi thả bom nguyên tử Little Boy, máy bay Enola Gay nhanh chóng quay hướng để ra khỏi vùng ảnh hưởng của vụ nổ.
43 giây sau khi thả bom nguyên tử Little Boy, phi hành đoàn trên Enola Gay nhìn thấy vũ khí hạt nhân này phát nổ và hình thành đám mây hình nấm khổng lồ.
Vụ nổ bom nguyên tử này khiến khoảng 78.000 người ở Hiroshima thiệt mạng ngay lập tức và khoảng 140.000 người bị thương.
Trong số các thành viên phi hành đoàn Enola Gay có Van Kirk. Ông là hoa tiêu dẫn đường trên máy bay Enola Gay thả quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima. Sau sự kiện này, không ít người dân thế giới lên án việc Mỹ sử dụng bom nguyên tử khiến hàng chục ngàn người thương vong. Tuy nhiên, ông Van Kirk chia sẻ rằng không hề cảm thấy hối tiếc về nhiệm vụ đã thực hiện cũng như vấn đề đạo đức vì hành động của ông góp phần chấm dứt một cuộc chiến tranh đẫm máu.
Vào năm 2005, trong dịp tưởng niệm tưởng niệm 60 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, những thành viên còn sống của phi hành đoàn Enola Gay năm xưa gồm Đại tá không quân Tibbets, Theodore Van Kirk và Morris R Jeppson tuyên bố rằng: “Việc sử dụng bom nguyên tử là giây phút tất yếu trong lịch sử. Chúng tôi không có gì phải tiếc nuối”.
Nhiều thập kỷ sau ngày phi hành đoàn Enola Gay ném bom nguyên tử, không ít người dân ở Hiroshima còn nhớ như in ký ức về sự kiện hãi hùng năm 1945. Họ mất nhiều năm để khắc phục hậu quả chiến tranh và vươn lên để ngày một phát triển.
Mời độc giả xem video: Iran tuyên bố sẽ trả đũa vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân. Nguồn: VTV24.