Bom nguyên tử được xem là vũ khí nguy hiểm nhất mà con người đã sáng chế ra từ trước cho đến nay. Nguyên do là vì vũ khí này có sức hủy diệt lớn khiến nhiều người thương vong và gây ảnh hưởng lâu dài đối với con người và môi trường.Người sáng tạo ra bom nguyên tử là nhà khoa học Julius Robert Oppenheimer. Ông là người đứng đầu dự án Manhattan - dự án nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử của Mỹ năm 1942.Trước khi tham gia dự án Manhattan, ông Oppenheimer là giáo sư vật lý ở đại học California.Sau khi gia nhập dự án Manhattan, nhà khoa học Oppenheimer đã cống hiến tài năng và tâm huyết của mình cùng với đồng nghiệp để dự án chế tạo bom nguyên tử sớm đạt được thành quả.Dự án thành công khi nhóm nghiên cứu của ông Oppenheimer cho ra đời loại vũ khí nguy hiểm có tên bom hạt nhân vào năm 1945.Khi phát biểu tại một cuộc họp vào tháng 5/1945, nhà khoa học Oppenheimer vô cùng hứng khởi và tự hào khi nói về sáng chế bom nguyên tử.Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi khi ông chứng kiến bom nguyên tử được Mỹ sử dụng khi ném xuống hai thành phố của Nhật Bản vào tháng 7/1945.Hậu quả của hai vụ ném bom nguyên tử là khiến hơn 100.000 người thiệt mạng ngay lập tức. Hàng ngàn người khác sống với những biến chứng nguy hiểm suốt quãng đời còn lại. Sau sự kiện ấy, Nhật Bản đầu hàng quân đồng minh.Một số ý kiến cho rằng sáng chế bom nguyên tử đã góp phần kết thúc Chiến tranh thế giới 2 sớm hơn dự kiến. Sau khi chứng kiến hậu quả nặng nề do bom nguyên tử gây ra, nhà khoa học Oppenheimer cho rằng bản thân đã trở thành "kẻ hủy diệt" thế giới với sáng chế vũ khí nguy hiểm.Vào tháng 10/1945, sau khi rời dự án Manhattan, nhà khoa học Oppenheimer đã có cuộc gặp với Tổng thống Truman. Tại đây, ông nói rằng, đôi tay của bản thân dính máu của những nạn nhân thiệt mạng trong hai vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.Video: Nga thử nghiệm thành công siêu tên lửa hạt nhân (nguồn: VTC1)
Bom nguyên tử được xem là vũ khí nguy hiểm nhất mà con người đã sáng chế ra từ trước cho đến nay. Nguyên do là vì vũ khí này có sức hủy diệt lớn khiến nhiều người thương vong và gây ảnh hưởng lâu dài đối với con người và môi trường.
Người sáng tạo ra bom nguyên tử là nhà khoa học Julius Robert Oppenheimer. Ông là người đứng đầu dự án Manhattan - dự án nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử của Mỹ năm 1942.
Trước khi tham gia dự án Manhattan, ông Oppenheimer là giáo sư vật lý ở đại học California.
Sau khi gia nhập dự án Manhattan, nhà khoa học Oppenheimer đã cống hiến tài năng và tâm huyết của mình cùng với đồng nghiệp để dự án chế tạo bom nguyên tử sớm đạt được thành quả.
Dự án thành công khi nhóm nghiên cứu của ông Oppenheimer cho ra đời loại vũ khí nguy hiểm có tên
bom hạt nhân vào năm 1945.
Khi phát biểu tại một cuộc họp vào tháng 5/1945, nhà khoa học Oppenheimer vô cùng hứng khởi và tự hào khi nói về sáng chế bom nguyên tử.
Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi khi ông chứng kiến bom nguyên tử được Mỹ sử dụng khi ném xuống hai thành phố của Nhật Bản vào tháng 7/1945.
Hậu quả của hai vụ ném bom nguyên tử là khiến hơn 100.000 người thiệt mạng ngay lập tức. Hàng ngàn người khác sống với những biến chứng nguy hiểm suốt quãng đời còn lại. Sau sự kiện ấy, Nhật Bản đầu hàng quân đồng minh.
Một số ý kiến cho rằng sáng chế bom nguyên tử đã góp phần kết thúc Chiến tranh thế giới 2 sớm hơn dự kiến. Sau khi chứng kiến hậu quả nặng nề do bom nguyên tử gây ra, nhà khoa học Oppenheimer cho rằng bản thân đã trở thành "kẻ hủy diệt" thế giới với sáng chế vũ khí nguy hiểm.
Vào tháng 10/1945, sau khi rời dự án Manhattan, nhà khoa học Oppenheimer đã có cuộc gặp với Tổng thống Truman. Tại đây, ông nói rằng, đôi tay của bản thân dính máu của những nạn nhân thiệt mạng trong hai vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
Video: Nga thử nghiệm thành công siêu tên lửa hạt nhân (nguồn: VTC1)