Du khách mỗi lần đến tham quan di tích Thế Tổ Miếu nằm trong Đại Nội Huế (Hoàng Thành triều Nguyễn) đều không khỏi ngạc nhiên khi thấy một cây thông cổ thụ có hình dáng rất kỳ dị, khác với quy luật thông thường.Theo đó, trong khi hầu hết các cây thông trên thế giới đều phát triển theo hướng thẳng đứng và đến loại thông Cook (loại cây đặc hữu ở vùng New Caledonia, Melanesia, thuộc tây nam Thái Bình Dương) được cho là kỳ lạ cũng chỉ mọc nghiêng sang một hướng thì cây thông trong Thế Tổ Miếu lại có dáng uốn lượn giống như hình con rồng đang bay lên trời xanh.Chính vì lý do đó, nhiều du khách khi tham quan Đại Nội Huế thì ắt sẽ ghé thăm Thế Tổ Miếu, ngoài việc thắp hương cho các vị vua Nguyễn, chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia là 9 cửu đỉnh thì còn để mục sở thị cây thông cổ thụ có hình dáng kỳ dị bậc nhất Hoàng Thành triều Nguyễn và chụp ảnh lưu niệm.Trả lời PV VTC News về cây thông cổ thụ nói trên, TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, hiện chưa có tài liệu nào ghi lại đích xác thời gian và người đã trồng cây thông này. Tuy nhiên, cây thông này xuất hiện trong Đại Nội Huế ít nhất 200 năm.T.S Phan Thanh Hải cho hay, tương truyền thì cây thông này do chính tay vị vua thứ 2 của triều Nguyễn là vua Minh Mạng (1791 - 1841) trồng và chăm sóc khi cho xây dựng Thế Tổ Miếu trong Đại Nội Huế."Lý do cây thông được chọn trồng thay vì các loại cây khác là do theo quan niệm của Nho giáo, thông là loại cây tượng trưng cho người quân tử và thời nhà Nguyễn loại cây này thường được trồng ở các nơi tôn nghiêm như lăng tẩm của vua chúa", TS. Phan Thanh Hải thông tin.Nói về hình dáng kỳ lạ của cây thông, TS. Phan Thanh Hải phỏng đoán, do được trồng ở Thế Tổ Miếu - nơi được xây dựng để thờ các vị vua Nguyễn nên có thể vua Minh Mạng đã chọn cây thông có dáng kỳ dị ngay từ đầu để trồng nhưng cũng có thể tự tay hoặc sai người uốn cây sao cho ra dáng hình con rồng đang uốn mình bay lên trời xanh vì rồng cũng là biểu tượng của nhà vua.Hiện Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phải dựng những giá đỡ bằng sắt để chống cho cây không bị đổ. (Ảnh: N.V)
Du khách mỗi lần đến tham quan di tích Thế Tổ Miếu nằm trong Đại Nội Huế (Hoàng Thành triều Nguyễn) đều không khỏi ngạc nhiên khi thấy một cây thông cổ thụ có hình dáng rất kỳ dị, khác với quy luật thông thường.
Theo đó, trong khi hầu hết các cây thông trên thế giới đều phát triển theo hướng thẳng đứng và đến loại thông Cook (loại cây đặc hữu ở vùng New Caledonia, Melanesia, thuộc tây nam Thái Bình Dương) được cho là kỳ lạ cũng chỉ mọc nghiêng sang một hướng thì cây thông trong Thế Tổ Miếu lại có dáng uốn lượn giống như hình con rồng đang bay lên trời xanh.
Chính vì lý do đó, nhiều du khách khi tham quan Đại Nội Huế thì ắt sẽ ghé thăm Thế Tổ Miếu, ngoài việc thắp hương cho các vị vua Nguyễn, chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia là 9 cửu đỉnh thì còn để mục sở thị cây thông cổ thụ có hình dáng kỳ dị bậc nhất Hoàng Thành triều Nguyễn và chụp ảnh lưu niệm.
Trả lời PV VTC News về cây thông cổ thụ nói trên, TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, hiện chưa có tài liệu nào ghi lại đích xác thời gian và người đã trồng cây thông này. Tuy nhiên, cây thông này xuất hiện trong Đại Nội Huế ít nhất 200 năm.
T.S Phan Thanh Hải cho hay, tương truyền thì cây thông này do chính tay vị vua thứ 2 của triều Nguyễn là vua Minh Mạng (1791 - 1841) trồng và chăm sóc khi cho xây dựng Thế Tổ Miếu trong Đại Nội Huế.
"Lý do cây thông được chọn trồng thay vì các loại cây khác là do theo quan niệm của Nho giáo, thông là loại cây tượng trưng cho người quân tử và thời nhà Nguyễn loại cây này thường được trồng ở các nơi tôn nghiêm như lăng tẩm của vua chúa", TS. Phan Thanh Hải thông tin.
Nói về hình dáng kỳ lạ của cây thông, TS. Phan Thanh Hải phỏng đoán, do được trồng ở Thế Tổ Miếu - nơi được xây dựng để thờ các vị vua Nguyễn nên có thể vua Minh Mạng đã chọn cây thông có dáng kỳ dị ngay từ đầu để trồng nhưng cũng có thể tự tay hoặc sai người uốn cây sao cho ra dáng hình con rồng đang uốn mình bay lên trời xanh vì rồng cũng là biểu tượng của nhà vua.
Hiện Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phải dựng những giá đỡ bằng sắt để chống cho cây không bị đổ. (Ảnh: N.V)