Khi đến với thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa), nhiều du khách không khỏi ấn tượng trước hàng phi lao xanh mướt trải dọc bãi biển ở nơi đây.Hàng phi lao này nằm ở mặt Đông đường Trần Phú với số lượng lên đến hàng trăm cây. Đặc biệt, khu vực từ công viên trung tâm là nơi tập trung rất nhiều cây phi lao cổ thụ.Theo những người cao tuổi sinh sống tại Nha Trang, hàng phi lao cổ thụ này đã được trồng, tạo dáng từ nhiều thập niên về trước.Những cây phi lao lâu đời nhất có tuổi đã ngót nghét gần trăm năm.Theo thời gian, thân cây trở nên sần sùi, gân guốc, có hình dáng uốn lượn như rồng bay phượng múa rất bắt mắt.Trong những năm gần đây, tán cây của nhiều cây được các nghệ nhân cắt tỉa công tạo ra những hình thù thú vị như hình nón, hình tròn, hình kim tự tháp...Sự hện diện của hàng phi lao cổ thụ tạo nên một nét đặc trưng, tôn thêm vẻ đẹp cho cảnh quan của con đường ven biển Nha Trang.Nghỉ chân dưới bóng mát của hàng phi lao, đắm chìm trong không gian khoáng đạt của biển trời Nha Trang, du khách sẽ có cảm giác thư thái tột bậc.Cây phi lao, còn có các tên gọi khác như xi lau, dương liễu, là một loài cây có sức sống quật cường, có thể tồn tại trên những vùng đất cát rất nghèo dinh dưỡng.Vì vậy, cây thường được trồng để tạo nên những cánh rừng phòng hộ, chống bão, chống cát bay, góp phần cải tạo đất, đem lại màu xanh cho vùng đất có nguy cơ bị sa mạc hóa…Dù là một loài cây bản địa, phi lao chỉ bắt đầu được trồng rộng rãi ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 theo quy hoạch của người Pháp.Phi lao được trồng đầu tiên ở bờ biển vùng phá Tam Giang (Thừa Thiên - Huế), sau đó được nhân rộng tại khắp các vùng ven biển, đưa cả vào các đô thị lớn của Việt Nam.Ngày nay, phi lao không phải là loài cây hiếm gặp, nhưng chỉ ở Nha Trang mới có hàng phi lao cổ thụ đẹp đến vậy.Đáng tiếc rằng, hàng phi lao lâu đời phải đối diện với thách thức từ quá trình đô thị hóa ở thành phố.Trong những năm vừa qua, tác động từ các công trình xây dựng ven bờ biển Nha Trang đã làm mất đi khá nhiều cây phi lao cổ.Việc bảo tồn hàng phi lao này cần phải được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết vì đây chính là nét đặc sắc có một không hai trong diện mạo đô thị của Nha Trang.Một số hình ảnh khác về phi lao cổ thụ ở Nha Trang.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Khi đến với thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa), nhiều du khách không khỏi ấn tượng trước hàng phi lao xanh mướt trải dọc bãi biển ở nơi đây.
Hàng phi lao này nằm ở mặt Đông đường Trần Phú với số lượng lên đến hàng trăm cây. Đặc biệt, khu vực từ công viên trung tâm là nơi tập trung rất nhiều cây phi lao cổ thụ.
Theo những người cao tuổi sinh sống tại Nha Trang, hàng phi lao cổ thụ này đã được trồng, tạo dáng từ nhiều thập niên về trước.
Những cây phi lao lâu đời nhất có tuổi đã ngót nghét gần trăm năm.
Theo thời gian, thân cây trở nên sần sùi, gân guốc, có hình dáng uốn lượn như rồng bay phượng múa rất bắt mắt.
Trong những năm gần đây, tán cây của nhiều cây được các nghệ nhân cắt tỉa công tạo ra những hình thù thú vị như hình nón, hình tròn, hình kim tự tháp...
Sự hện diện của hàng phi lao cổ thụ tạo nên một nét đặc trưng, tôn thêm vẻ đẹp cho cảnh quan của con đường ven biển Nha Trang.
Nghỉ chân dưới bóng mát của hàng phi lao, đắm chìm trong không gian khoáng đạt của biển trời Nha Trang, du khách sẽ có cảm giác thư thái tột bậc.
Cây phi lao, còn có các tên gọi khác như xi lau, dương liễu, là một loài cây có sức sống quật cường, có thể tồn tại trên những vùng đất cát rất nghèo dinh dưỡng.
Vì vậy, cây thường được trồng để tạo nên những cánh rừng phòng hộ, chống bão, chống cát bay, góp phần cải tạo đất, đem lại màu xanh cho vùng đất có nguy cơ bị sa mạc hóa…
Dù là một loài cây bản địa, phi lao chỉ bắt đầu được trồng rộng rãi ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 theo quy hoạch của người Pháp.
Phi lao được trồng đầu tiên ở bờ biển vùng phá Tam Giang (Thừa Thiên - Huế), sau đó được nhân rộng tại khắp các vùng ven biển, đưa cả vào các đô thị lớn của Việt Nam.
Ngày nay, phi lao không phải là loài cây hiếm gặp, nhưng chỉ ở Nha Trang mới có hàng phi lao cổ thụ đẹp đến vậy.
Đáng tiếc rằng, hàng phi lao lâu đời phải đối diện với thách thức từ quá trình đô thị hóa ở thành phố.
Trong những năm vừa qua, tác động từ các công trình xây dựng ven bờ biển Nha Trang đã làm mất đi khá nhiều cây phi lao cổ.
Việc bảo tồn hàng phi lao này cần phải được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết vì đây chính là nét đặc sắc có một không hai trong diện mạo đô thị của Nha Trang.
Một số hình ảnh khác về phi lao cổ thụ ở Nha Trang.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.