Có lịch sử hơn 700 năm, chùa Hoằng Phúc (xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung. Dấu tích kiến trúc xa xưa nhất còn được lưu giữ của chùa là một cánh cổng nằm ở sân trước.Cánh cổng này có tuổi đời hàng trăm năm, gây ấn tượng đặc biệt với một cây si lớn mọc trùm lên trên.Theo lời người cao tuổi ở địa phương, cây si đã tồn tại trong nhiều thập niên, khi chùa Hoằng Phúc rơi vào tình trạng đổ nát do chiến tranh và thiên tai.Theo thời gian, rễ cây bám chặt và len lỏi vào mọi ngóc ngách của cánh cổng.Qua những khe hở của rễ cây vẫn có thể nhận ra những đường nét kiến trúc cổ xưa của công trình.Xung quanh cánh cổng có một số di vật của ngôi chùa cổ như tấm bia đá......Hay các phiến đá được dùng để lát lối đi của chùa hoặc kê các chân cột.Theo sử sách, vào năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm chùa Hoằng Phúc và cầu phúc đức cho dân. Khi đó chùa có tên là Am Tri Kiến.Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên chùa là Kính Thiên Tự. Năm 1821, vua Minh Mạng cho đổi tên là Hoằng Phúc Tự.Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, chùa đã bị hư hỏng nặng do bom Mỹ đánh phá năm 1967. Trong cơn bão số 12 năm 1985, chùa tiếp tục bị sụp đổ.Những năm sau đó, chùa được dựng tạm để phục vụ nhu cầu tâm linh của quần chúng.Năm 2014, chùa Hoằng Phúc được khởi công xây mới, hoàn thành vào năm 2016.Sau khi chùa được tái dụng, chiếc cổng cũ với cây si mọc phía trên được lưu giữ như một chứng tích lịch sử.Một số hình ảnh khác về cây si trên cổng chùa Hoằng Phúc.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Có lịch sử hơn 700 năm, chùa Hoằng Phúc (xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung. Dấu tích kiến trúc xa xưa nhất còn được lưu giữ của chùa là một cánh cổng nằm ở sân trước.
Cánh cổng này có tuổi đời hàng trăm năm, gây ấn tượng đặc biệt với một cây si lớn mọc trùm lên trên.
Theo lời người cao tuổi ở địa phương, cây si đã tồn tại trong nhiều thập niên, khi chùa Hoằng Phúc rơi vào tình trạng đổ nát do chiến tranh và thiên tai.
Theo thời gian, rễ cây bám chặt và len lỏi vào mọi ngóc ngách của cánh cổng.
Qua những khe hở của rễ cây vẫn có thể nhận ra những đường nét kiến trúc cổ xưa của công trình.
Xung quanh cánh cổng có một số di vật của ngôi chùa cổ như tấm bia đá...
...Hay các phiến đá được dùng để lát lối đi của chùa hoặc kê các chân cột.
Theo sử sách, vào năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm chùa Hoằng Phúc và cầu phúc đức cho dân. Khi đó chùa có tên là Am Tri Kiến.
Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên chùa là Kính Thiên Tự. Năm 1821, vua Minh Mạng cho đổi tên là Hoằng Phúc Tự.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, chùa đã bị hư hỏng nặng do bom Mỹ đánh phá năm 1967. Trong cơn bão số 12 năm 1985, chùa tiếp tục bị sụp đổ.
Những năm sau đó, chùa được dựng tạm để phục vụ nhu cầu tâm linh của quần chúng.
Năm 2014, chùa Hoằng Phúc được khởi công xây mới, hoàn thành vào năm 2016.
Sau khi chùa được tái dụng, chiếc cổng cũ với cây si mọc phía trên được lưu giữ như một chứng tích lịch sử.
Một số hình ảnh khác về cây si trên cổng chùa Hoằng Phúc.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.