Một chiếc khay pháp lam thời nhà Nguyễn. Chế tác đồ pháp lam là một nghề thủ công đặc trưng gắn với Cố đô Huế và trong lịch sử Việt Nam chỉ thời Nguyễn mới có.Đĩa pháp lam hình tròn trang trí hoa lá. Pháp lam Huế là những sản phẩm được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí nhiều màu.Đĩa pháp lam trang trí hình rồng. Theo các nguồn sử liệu, kỹ nghệ pháp lam xuất xứ từ vùng Limoges ở Pháp và vùng Battersea ở Anh, du nhập vào Trung Hoa theo chân các tu sĩ dòng Tên vào cuối thế kỷ 17. Từ Trung Hoa, kỹ nghệ này du nhập vào Việt Nam trong thời vua Minh Mạng.Đĩa pháp lam trang trí hoa lá. Dưới triều vua Minh Mạng, Tượng cục pháp lam đã được lập ra để chuyên sản xuất đồ pháp lam với số lượng lớn. Các món đồ này được dùng để trang trí nội thất, ngoại thất các công trình kiến trúc ở Huế hoặc làm đồ tế tự.Khay pháp lam trang trí hoa lá. Pháp lam thời nhà Nguyễn thuộc loại Họa pháp lam, là kỹ thuật dùng một lớp men lót tráng lên cốt kim loại và dùng men nhiều màu để vẽ các họa tiết trang trí rồi nung thành sản phẩm.Đĩa pháp lam trang trí hình rồng. Nghệ thuật pháp lam ở Huế đã phát triển dưới thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức rồi sau đó thất truyền do các biến động của thời cuộc.Chân đèn pháp lam. Hiện nay, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ bộ sưu tập được xem là phong phú và giá trị nhất của nghệ thuật chế tác pháp lam triều Nguyễn.Đài thờ pháp lam dạng tròn. Nếu chưa có cơ hội đến với Cố đô Huế, du khách vẫn có thể cảm nhận vẻ đẹp của đồ pháp lam Huế qua bộ sưu tập tuyệt đẹp của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam ở Hà Nội.Một số hình ảnh khác vế đồ pháp lam nhà Nguyễn ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia: Đài thờ pháp lam hình bầu dục.Bát pháp lam dùng hai màu men trắng và lam tương tự đồ gốm hoa lam.Đĩa pháp lam trang trí hình nhiều loại hoa khác nhau.Đĩa pháp lam trang trí hình hoa và các bảo vật.Hộp pháp lam cỡ nhỏ.Hộp pháp lam trang trí hình rồng chầu nguyệt.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Một chiếc khay pháp lam thời nhà Nguyễn. Chế tác đồ pháp lam là một nghề thủ công đặc trưng gắn với Cố đô Huế và trong lịch sử Việt Nam chỉ thời Nguyễn mới có.
Đĩa pháp lam hình tròn trang trí hoa lá. Pháp lam Huế là những sản phẩm được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí nhiều màu.
Đĩa pháp lam trang trí hình rồng. Theo các nguồn sử liệu, kỹ nghệ pháp lam xuất xứ từ vùng Limoges ở Pháp và vùng Battersea ở Anh, du nhập vào Trung Hoa theo chân các tu sĩ dòng Tên vào cuối thế kỷ 17. Từ Trung Hoa, kỹ nghệ này du nhập vào Việt Nam trong thời vua Minh Mạng.
Đĩa pháp lam trang trí hoa lá. Dưới triều vua Minh Mạng, Tượng cục pháp lam đã được lập ra để chuyên sản xuất đồ pháp lam với số lượng lớn. Các món đồ này được dùng để trang trí nội thất, ngoại thất các công trình kiến trúc ở Huế hoặc làm đồ tế tự.
Khay pháp lam trang trí hoa lá. Pháp lam thời nhà Nguyễn thuộc loại Họa pháp lam, là kỹ thuật dùng một lớp men lót tráng lên cốt kim loại và dùng men nhiều màu để vẽ các họa tiết trang trí rồi nung thành sản phẩm.
Đĩa pháp lam trang trí hình rồng. Nghệ thuật pháp lam ở Huế đã phát triển dưới thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức rồi sau đó thất truyền do các biến động của thời cuộc.
Chân đèn pháp lam. Hiện nay, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ bộ sưu tập được xem là phong phú và giá trị nhất của nghệ thuật chế tác pháp lam triều Nguyễn.
Đài thờ pháp lam dạng tròn. Nếu chưa có cơ hội đến với Cố đô Huế, du khách vẫn có thể cảm nhận vẻ đẹp của đồ pháp lam Huế qua bộ sưu tập tuyệt đẹp của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam ở Hà Nội.
Một số hình ảnh khác vế đồ pháp lam nhà Nguyễn ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia: Đài thờ pháp lam hình bầu dục.
Bát pháp lam dùng hai màu men trắng và lam tương tự đồ gốm hoa lam.
Đĩa pháp lam trang trí hình nhiều loại hoa khác nhau.
Đĩa pháp lam trang trí hình hoa và các bảo vật.
Hộp pháp lam cỡ nhỏ.
Hộp pháp lam trang trí hình rồng chầu nguyệt.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.