1. Nằm trên một ngọn đồi cao của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm ở tỉnh Ninh Thuận, tháp Po Klong Garai là tên gọi chung cho một trong những cụm tháp Chăm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam.Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14 (thời vua Chế Mân) để thờ vua Po Klong Garai (1151 – 1205), người đã có công lãnh đạo dân tộc Chăm đương cự với ngoại xâm, bình ổn đất nước và phát triển nông nghiệp, được người Chăm suy tôn như vị thần thủy lợi.Ngày nay, quần thể tháp Chăm Po Klong Garai còn lại 3 công trình quan trọng là tháp chính (tháp Kalan – cao 20,5 mét, ở giữa trong ảnh), tháp cổng (tháp Gopura – cao 9,31 mét, bên phải) và tháp lửa (tháp Kosaghra – cao 8,56m, bên trái).Trải qua thăng trầm của thời gian, các ngọn tháp vẫn còn lưu lại những hoa văn được điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo và tuyệt đẹp trên vòm cửa, trụ ốp, diềm mái… Tất cả hoạ tiết chạm trổ, điêu khắc đều phản ánh đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm.2. Nằm bên Quốc lộ 1 thuộc địa phận xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tháp Hòa Lai là một di tích Chăm nổi tiếng khác của tỉnh Ninh Thuận. Tháp được xây dựng ở thế kỷ 9, nằm trên vùng đất cao nhất của một cánh đồng lớn.Cho tới thể kỷ 19, nơi đây từng có ba tòa tháp, nhưng ngày nay chỉ còn hai tháp Bắc và Nam còn đứng vững. Tháp Nam là tháp lớn và còn nguyên vẹn hơn trong quần thể tháp Hòa Lai. Tháp phía Bắc có quy mô nhỏ hơn, được trang trí tương tự tháp Nam.Giữa hai tháp Bắc và Nam từng có một tòa tháp nhỏ hơn, nhưng được xây dựng cẩn thận và còn giữ lại nhiều hình trang trí hơn. Đến cuối thế kỷ 19, người Pháp đã phá tháp này lấy gạch lát con đường cái quan, tức là Quốc lộ 1 bây giờ.Về tổng thể, tháp Hòa Lai mang một phong cách kiến trúc đặc trưng, được giới nghiên cứu đặt tên là phong cách Hoà Lai. Các di tích còn lại ở tháp Chăm Hoà Lai được giới nghiên cứu mỹ thuật đánh giá là một trong những kiến trúc tháp thành công nhất, đẹp nhất của vương quốc Champa.3. Nằm trên một quả núi nhỏ thuộc địa phận làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước,tháp Chăm Po Rome là tòa tháp Chăm thứ ba của tỉnh Ninh Thuận. Tháp được xây dựng vào thế kỷ 17, là một trong những tháp được xây dựng muộn nhất của vương quốc Champa.Tháp Po Rome mang phong cách kiến trúc Champa muộn, là một tháp vuông ba tầng, cao khoảng 8 mét, hướng về phía Đông. Ngoài tháp chính, khu vực này vẫn tồn tại còn nhiều dấu tích kiến trúc khác và cùng các hiện vật điêu khắc cổ xưa.Cũng như tháp Po Klong Garai, đây không phải là ngôi tháp thờ thần như phần lớn các tháp Chăm khác mà thờ vua Po Rome, một trong những vị vua được người Chăm hoá thần.Mặc dầu không trang nhã và tinh tế như các tháp cổ hơn, nhưng tháp Po Rome vẫn là một kiến trúc bằng gạch bề thế đáng chiêm ngưỡng của người Chăm.Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc/VTV Travel.
1. Nằm trên một ngọn đồi cao của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm ở tỉnh Ninh Thuận, tháp Po Klong Garai là tên gọi chung cho một trong những cụm tháp Chăm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam.
Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14 (thời vua Chế Mân) để thờ vua Po Klong Garai (1151 – 1205), người đã có công lãnh đạo dân tộc Chăm đương cự với ngoại xâm, bình ổn đất nước và phát triển nông nghiệp, được người Chăm suy tôn như vị thần thủy lợi.
Ngày nay, quần thể tháp Chăm Po Klong Garai còn lại 3 công trình quan trọng là tháp chính (tháp Kalan – cao 20,5 mét, ở giữa trong ảnh), tháp cổng (tháp Gopura – cao 9,31 mét, bên phải) và tháp lửa (tháp Kosaghra – cao 8,56m, bên trái).
Trải qua thăng trầm của thời gian, các ngọn tháp vẫn còn lưu lại những hoa văn được điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo và tuyệt đẹp trên vòm cửa, trụ ốp, diềm mái… Tất cả hoạ tiết chạm trổ, điêu khắc đều phản ánh đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm.
2. Nằm bên Quốc lộ 1 thuộc địa phận xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tháp Hòa Lai là một di tích Chăm nổi tiếng khác của tỉnh Ninh Thuận. Tháp được xây dựng ở thế kỷ 9, nằm trên vùng đất cao nhất của một cánh đồng lớn.
Cho tới thể kỷ 19, nơi đây từng có ba tòa tháp, nhưng ngày nay chỉ còn hai tháp Bắc và Nam còn đứng vững. Tháp Nam là tháp lớn và còn nguyên vẹn hơn trong quần thể tháp Hòa Lai. Tháp phía Bắc có quy mô nhỏ hơn, được trang trí tương tự tháp Nam.
Giữa hai tháp Bắc và Nam từng có một tòa tháp nhỏ hơn, nhưng được xây dựng cẩn thận và còn giữ lại nhiều hình trang trí hơn. Đến cuối thế kỷ 19, người Pháp đã phá tháp này lấy gạch lát con đường cái quan, tức là Quốc lộ 1 bây giờ.
Về tổng thể, tháp Hòa Lai mang một phong cách kiến trúc đặc trưng, được giới nghiên cứu đặt tên là phong cách Hoà Lai. Các di tích còn lại ở tháp Chăm Hoà Lai được giới nghiên cứu mỹ thuật đánh giá là một trong những kiến trúc tháp thành công nhất, đẹp nhất của vương quốc Champa.
3. Nằm trên một quả núi nhỏ thuộc địa phận làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước,tháp Chăm Po Rome là tòa tháp Chăm thứ ba của tỉnh Ninh Thuận. Tháp được xây dựng vào thế kỷ 17, là một trong những tháp được xây dựng muộn nhất của vương quốc Champa.
Tháp Po Rome mang phong cách kiến trúc Champa muộn, là một tháp vuông ba tầng, cao khoảng 8 mét, hướng về phía Đông. Ngoài tháp chính, khu vực này vẫn tồn tại còn nhiều dấu tích kiến trúc khác và cùng các hiện vật điêu khắc cổ xưa.
Cũng như tháp Po Klong Garai, đây không phải là ngôi tháp thờ thần như phần lớn các tháp Chăm khác mà thờ vua Po Rome, một trong những vị vua được người Chăm hoá thần.
Mặc dầu không trang nhã và tinh tế như các tháp cổ hơn, nhưng tháp Po Rome vẫn là một kiến trúc bằng gạch bề thế đáng chiêm ngưỡng của người Chăm.
Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc/VTV Travel.