1. Nằm trên địa phận xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cách đô thị cổ Hội An khoảng 14 km, tháp Bằng An là một trong những tháp Chăm cổ còn sót lại ở tỉnh Quảng Nam.Có từ thế kỷ 12, tháp được xây dựng theo hình bát giác, mỗi cạnh rộng 4 mét, cao 21,5 mét. Về tổng thể, tháp mang hình một linga (sinh thực khí nam) thẳng đứng. Đây cũng là ngôi tháp Chăm duy nhất có hình bát giác được ghi nhận.Vào đầu thế kỷ 20, nhà nghiên cứu người Pháp H. Parmentier đã có nhận xét rằng tháp Bằng An là một trong những tòa tháp có dáng vẻ kỳ lạ nhất trong lịch sử kiến trúc cổ Chăm Pa.2. Tháp Chiên Đàn là một cụm tháp Chăm cổ nằm ở xã Tam An, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 11.Nơi đây có ba ngôi tháp khá lớn, đều thuộc loại tháp Chăm truyền thống: Tháp vuông có các tầng mái, rất giống nhau về hình dáng, cấu trúc, trang trí. Tuy nhiên chỉ còn tháp trung tâm là nguyên vẹn với phần thân và chóp mái, hai ngôi tháp còn lại đã mất hoàn toàn các tầng phía trên.Tuy kiến trúc không còn nguyên vẹn, nhưng tháp Chiên Đàn là một trong số ít tháp Chăm còn lưu giữ lại được những tác phẩm điêu khắc bằng đá rất sinh động.Dựa vào các yếu tố kiến trúc và điêu khắc trên, các nhà nghiên cứu đã xếp tháp Chiên Đàn vào nhóm tháp thuộc phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.3. Tháp Khương Mỹ là một cụm đền tháp Champa nằm ở địa phận xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tháp có niên đại vào cuối thế kỷ thứ 9, đầu thế kỷ thứ 10, gồm ba tòa tháp xếp thành hàng ngang theo trục Bắc - Nam.Đây là kiểu tháp Champa truyền thống với mặt bằng gần vuông, cửa ra vào ở hướng đông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch. Mỗi tháp có một cửa ra vào và 5 cửa giả.Nét đặc sắc nhất của tháp Khương Mỹ là những họa tiết trang trí rất phong phú và cầu kỳ trên thân tháp. Ngoài ra tại tòa tháp này, các nhà khai quật cũng tìm thấy nhiều tác phẩm điêu khắc đặc sắc.Các tác phẩm điêu khắc ở tháp thể hiện được sự chuyển tiếp từ những nét mạnh mẽ, dữ dội của phong cách Đồng Dương sang những nét nhẹ nhàng, trang nhã của phong cách Trà Kiệu. Do đó các nhà nghiên cứu đã xếp các cụm tháp này vào phong cách riêng theo tên tòa tháp: Phong cách Khương Mỹ. Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
1. Nằm trên địa phận xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cách đô thị cổ Hội An khoảng 14 km, tháp Bằng An là một trong những tháp Chăm cổ còn sót lại ở tỉnh Quảng Nam.
Có từ thế kỷ 12, tháp được xây dựng theo hình bát giác, mỗi cạnh rộng 4 mét, cao 21,5 mét. Về tổng thể, tháp mang hình một linga (sinh thực khí nam) thẳng đứng. Đây cũng là ngôi tháp Chăm duy nhất có hình bát giác được ghi nhận.
Vào đầu thế kỷ 20, nhà nghiên cứu người Pháp H. Parmentier đã có nhận xét rằng tháp Bằng An là một trong những tòa tháp có dáng vẻ kỳ lạ nhất trong lịch sử kiến trúc cổ Chăm Pa.
2. Tháp Chiên Đàn là một cụm tháp Chăm cổ nằm ở xã Tam An, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 11.
Nơi đây có ba ngôi tháp khá lớn, đều thuộc loại tháp Chăm truyền thống: Tháp vuông có các tầng mái, rất giống nhau về hình dáng, cấu trúc, trang trí. Tuy nhiên chỉ còn tháp trung tâm là nguyên vẹn với phần thân và chóp mái, hai ngôi tháp còn lại đã mất hoàn toàn các tầng phía trên.
Tuy kiến trúc không còn nguyên vẹn, nhưng tháp Chiên Đàn là một trong số ít tháp Chăm còn lưu giữ lại được những tác phẩm điêu khắc bằng đá rất sinh động.
Dựa vào các yếu tố kiến trúc và điêu khắc trên, các nhà nghiên cứu đã xếp tháp Chiên Đàn vào nhóm tháp thuộc phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.
3. Tháp Khương Mỹ là một cụm đền tháp Champa nằm ở địa phận xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tháp có niên đại vào cuối thế kỷ thứ 9, đầu thế kỷ thứ 10, gồm ba tòa tháp xếp thành hàng ngang theo trục Bắc - Nam.
Đây là kiểu tháp Champa truyền thống với mặt bằng gần vuông, cửa ra vào ở hướng đông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch. Mỗi tháp có một cửa ra vào và 5 cửa giả.
Nét đặc sắc nhất của tháp Khương Mỹ là những họa tiết trang trí rất phong phú và cầu kỳ trên thân tháp. Ngoài ra tại tòa tháp này, các nhà khai quật cũng tìm thấy nhiều tác phẩm điêu khắc đặc sắc.
Các tác phẩm điêu khắc ở tháp thể hiện được sự chuyển tiếp từ những nét mạnh mẽ, dữ dội của phong cách Đồng Dương sang những nét nhẹ nhàng, trang nhã của phong cách Trà Kiệu. Do đó các nhà nghiên cứu đã xếp các cụm tháp này vào phong cách riêng theo tên tòa tháp: Phong cách Khương Mỹ.
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.