Cuối thời kỳ Tam quốc, người nắm quyền thật sự trong triều đình Tào Ngụy chính là dòng họ Tư Mã. Từ sau khi Tào Duệ bệnh qua đời, Tào Sảng bị giết, những vị Hoàng đế sau này của nhà Tào Ngụy quả thực không hợp lòng người.
Tư Mã Ý sau khi nắm quyền một thời gian thì qua đời, Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu cũng nắm quyền một thời gian nhưng cả hai đều không xưng đế. Người thực sự thống nhất thiên hạ chính là Tư Mã Viêm chứ không phải Hoàng đế bù nhìn của Tào Ngụy.
Nếu không có dòng họ Tư Mã, thì Tam quốc rất khó để thống nhất, thời gian thống nhất cũng sẽ phải kéo dài thêm tới mấy chục năm nữa. Tại sao lại có thể nói như vậy?
Nhân vật mấu chốt tiêu diệt Thục Hán – Đặng Ngải
Mọi người đều biết rằng, Đặng Ngải là nhân vật quan trọng đóng góp công sức trong việc tiêu diệt nhà Thục Hán, là một tướng lĩnh có thiên phú cực cao, năng lực của ông cũng rất mạnh.
Trước khi được Tư Mã Ý đề bạt, Đặng Ngải chỉ là một binh lính bình thường, không có cơ hội để tự mình dẫn quân ra trận. Sau khi Tư Mã Ý phát động binh biến lăng Cao Bình, dòng họ Tư Mã đã hoàn toàn thay thế thân thích họ Tào lên nắm quyền lực. Khi Khương Duy chín lần đưa quân tấn công Trung Nguyên, Đặng Ngải cũng đã nhiều lần đánh bại Khương Duy.
Khi giao chiến với Đặng Ngải, Khương Duy thua nhiều thắng ít. Khương Duy dù là đệ tử chân truyền của Khổng Minh, nhưng dù cho là thế thì Đặng Ngải cũng đã nhiều lần đánh bại Khương Duy, việc này đã nói lên một điều, nếu bỏ qua bối cảnh Thục, Ngụy, xét về mưu lược, Đặng Ngải có mưu cao hơn Khương Duy.
Khương Duy cũng từng đánh bại được Đặng Ngải, nhưng Đặng Ngải chỉ dùng một kế phản gián đã khiến Khương Duy ngoan ngoãn dẫn quân về. Chính vì thế nên nói Đặng Ngải chính là nhân vật mấu chốt, quan trọng trong việc tiêu diệt nhà Thục không hề ngoa.
Tào Ngụy nếu muốn thống nhất Tam quốc, thì đối thủ lớn nhất chính là nhà Thục Hán. Mặc dù Thục Hán thời kỳ sau không xuất hiện nhiều nhân tài, những vẫn nhiều lần tạo nên uy hiếp với nhà Tào Ngụy.
Ngược lại, về phía Đông Ngô, sau khi Tôn Quyền qua đời, Đông Ngô đã rơi vào cảnh nội loạn. Trận nội loạn này đã tiêu hao không ít lực lượng của Đông Ngô, khiến Đông Ngô trong thời gian ngắn không thể tạo nên tổn hại lớn gì cho nhà Tào Ngụy.
Giả sử, dòng họ Tư Mã không làm phản mà vẫn trung thành tận tụy vì Tào Ngụy, thì chắc chắn Tào Sảng sẽ chèn ép họ Tư Mã, khiến họ ngay cả dân thường cũng không bằng, việc đưa quân đánh trận chắc chắn vẫn sẽ do Tào Sảng đảm đương, mà thực lực của Tào Sảng và Khương Duy vốn không cùng một cấp bậc.
Như thế, chín lần Bắc phạt của Khương Duy chắc chắn có nhiều cơ hội thành công hơn, vì tài năng của Khương Duy chắc chắn không chỉ hơn Tào Sảng chỉ một chút.
Nếu như thế, Đặng Ngải cũng không có cơ hội đối chiến với Khương Duy, vì nếu theo tính cách của Tào Sảng việc đề bạt Đặng Ngải là chuyện không thể nào.
Vào thời hậu kỳ Tam quốc, chênh lệch giữa Thục Hán và Tào Ngụy không còn xa như trước, cơ nghiệp của Tào Ngụy sau bao năm chinh chiến cùng sưu cao thuế nặng, bóc lột áp bức từ những kẻ cầm quyền đã khiến Tào Ngụy khi ấy không còn là Tào Ngụy lúc mới thành lập ban đầu.
Tóm lại là, nếu Tào Ngụy muốn thống nhất Tam quốc, thì trước tiên phải bình định được Thục Hán. Mà Thục Hán khi ấy vẫn còn người tài, còn Khương Duy, nếu muốn một lần diệt ngay chắc chắn không phải chuyện dễ dàng, thêm vào đó Khương Duy lại liên tục phát động Bắc phạt, thực lực của Tào Ngụy khi ấy đã có xu hướng suy yếu đi.
Tiêu diệt được Thục Hán chính là cơ hội, khả năng duy nhất để Tào Ngụy có thể thống nhất được thiên hạ, dù là trong chính sử hay trong tiểu thuyết diễn nghĩa.
Dĩ nhiên, việc này cũng chỉ là tình huống giả thiết, vốn rất khó để giải thích, bởi vì để tiêu diệt Thục Hán, thì mấu chốt nằm ở việc Đặng Ngải có thể dẫn quân chiến đấu với Khương Duy hay không. Nếu Tào Sảng có thể nhận ra được điểm này, Tào Ngụy sẽ có cơ hội lớn để thống nhất Tam quốc.
Nhân vật quan trọng trong tiêu diệt nhà Ngô – Dương Hỗ
Dương Hỗ là con rể là Hạ Hầu Bá, có thể nói là người có quan hệ thân thích với chính quyền Tào Ngụy. Sau khi Tư Mã Viêm nắm chính quyền, đã trực tiếp giao cho Dương Hỗ vị trí Đô đốc Kinh Châu, có thể thấy Dương Hỗ quả thực là người có bản lĩnh. Sau khi Đặng Ngải tiêu diệt nhà Thục Hán, Tư Mã Chiêu vì vui mừng quá độ, không bao lâu sau thì mắc bệnh qua đời.
Sau khi Tư Mã Chiêu qua đời, con trai ông là Tư Mã Viêm thay cha lên nắm quyền, Tư Mã Viêm trực tiếp ép chính quyền Tào Ngụy xuống đài, quyết định tự mình lên làm Hoàng đế. Lí do là vì thiên hạ chia ba, họ Tư Mã đã độc chiếm hai phần, nên Tư Mã Viếm hẳn có tư cách lên làm Hoàng đế.
Dương Hỗ được xem là nhân vật quan trọng trong việc tiêu diệt nhà Ngô, theo cách dùng người của chính quyền Tào Ngụy thì thường dùng người thân hơn là dùng người tài.
Dương Hỗ rất có khả năng được đề bạt lên vị trí Đô đốc Kinh Châu, chỉ cần có Dương Hỗ, thì nhà Ngô coi như tất sẽ bị diệt.
Nội chính của Đông Ngô cũng không tốt hơn nhà Thục Hán là bao, sau khi Tôn Quyền qua đời, quyền thần, hoàng tử bắt đầu nổi lên tranh giành thế lực, điều này cho thấy Giang Đông khi ấy đã không còn đủ điều kiện để tiếp tục thế chân vạc nữa.
Thục Hán vẫn may nhờ có địa thế hiểm trở bảo vệ, nếu Tào Ngụy không có vị tướng quen thuộc địa hình như Đặng Ngải thì cũng chẳng thể thành công tập kích vào đô thành của nhà Thục Hán.
Nơi hiểm yếu Trường Giang của Giang Đông đã sớm bị Dương Hỗ nắm trong lòng bàn tay, trong thời gian đảm nhận vị trí Đô đốc Kinh Châu, Dương Hỗ đã sớm cho chế tạo thuyền chiến đến mức kiên cố không phá được, cho nên tác dụng của địa thế hiểm trở ở sông Trường Giang cũng chỉ còn rất nhỏ.
Chính vì thế Đông Ngô đã không chống đỡ nổi thế tiến công của Tào Ngụy, mặc dù Đông Ngô bị tiêu diệt muộn hơn nhà Thục Hán, nhưng xét từ vị trí địa lí lẫn thực lực giữa hai quốc gia thì Đông Ngô về sau không thể so được với Thục Hán.
Nguyên nhân Thục Hán bị tiêu diệt trước chỉ có một, đó là họ Tư Mã đem toàn lực tấn công hướng vào Thục Hán mà thôi.
Tổng kết
Nếu họ Tư Mã không soán ngôi, Tào Ngụy nếu muốn thống nhất giang sơn thì cần phải có thời gian.
Thực lực của Tào Sảng dù không bằng được với Khương Duy, nhưng Khương Duy cũng sẽ chẳng dễ dàng tiêu diệt được những thế lực khác của Tào Ngụy.
Trước hết Tào Ngụy có năng lực đủ để tiêu diệt Đông Ngô, quyền thần Đông Ngô khi ấy không mạnh về đối ngoại tác chiến, muốn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là việc rất khó.
Ngược lại Lưu Thiện khác với Ngụy đế, Lưu Thiện là một công tử bột danh xứng với thực, quyền lực quốc gia do thần tử nắm giữ, còn bản thân chỉ lo ăn chơi, như vậy đất nước sao có thể không bị tiêu diệt cho được?