Theo chính sử Tam Quốc chí, Lưu Bị (Hán Chiêu Liệt Hoàng đế) có tên tự là Huyền Đức (Lưu Huyền Đức). Theo các nhà sử học, ông là tôn thất xa của nhà Hán. Sau này, Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán trong lịch sử Trung Quốc. Tranh vẽ chân dung Lưu Bị thời Đường. Ảnh: Wikipedia.Lưu Bị được sách Tam Quốc chí của Trần Thọ (quan nhà Thục Hán, sống cùng thời Lưu Bị) mô tả là người cao bảy thước rưỡi (khoảng 1,65 m) không có râu, vành tai rất lớn, hai tay dài tới đầu gối, ít nói, mừng giận không lộ ra mặt. Nhà nghèo và mồ côi cha từ nhỏ, Lưu Bị phải cùng mẹ làm nghề bện giày cỏ, chiếu cỏ để kiếm sống. Nhờ có danh tiếng là người trong hoàng tộc, ông kết giao được với những người có danh vọng như Công Tôn Toản, Lưu Đức Nhiên… Ảnh: Tượng Lưu Bị tại mộ Khổng Minh. Nguồn: Wikipedia.Khi còn nhỏ, Lưu Bị cùng Công Tôn Toản, Lưu Đức Nhiên nhận Lư Thực, người có văn võ toàn tài làm thầy. Ông được truyền đạt, học hỏi rất nhiều. Tiền học của Lưu Bị được cha của Lưu Đức Nhiên là Lưu Nguyên Khởi chu cấp. Có lần, vợ của Nguyên Khởi hỏi: "Mỗi nhà mỗi cảnh, sao ta có thể mãi chu cấp cho nó!" Nguyên Khởi đáp: "Đứa trẻ ấy có cùng họ với ta, thật là người phi thường vậy". Cũng theo Tam Quốc chí, Lưu Bị thích giao kết với kẻ hào kiệt, được nhiều người trẻ tuổi vây quanh, gặp Quan Vũ, Trương Phi kết thành huynh đệ. Khi nhà Đông Hán ngày càng suy yếu, nhiều nơi tình hình địa phương không ổn định, Lưu Bị đã tập hợp thanh niên trong xóm đứng ra bảo vệ dân làng, được nhiều phú thương chu cấp, ủng hộ. Ảnh: Tạo hình Lưu Bị trong phim "Tam Quốc Diễn Nghĩa".Chiến công đầu tiên trong cuộc đời binh nghiệp của Lưu Bị là ông cùng 2 anh em kết nghĩa Quan Vũ, Trương Phi góp công diệt giặc Khăn Vàng (một cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại nhà Hán) và được phong làm Huyện úy An Hỉ (Trung Sơn). Ảnh: Wikipedia.Buổi đầu binh nghiệp, Lưu Bị không gặp suôn sẻ, nhiều lần thua trận, bỏ chạy liên miên. Khi Lưu Bị đến xin nương nhờ, Tào Tháo dùng lễ khách đối đãi. Quân sư Quách Gia đã khuyên Tào Tháo nên đề phòng Lưu Bị với câu nói: “Bị có hùng tài mà rất được lòng người. Trương Phi, Quan Vũ đều có sức địch muôn người, sẵn lòng chết vì Bị. Gia xét thấy Bị rốt cuộc không chịu ở dưới người, mưu tính của hắn chưa thể lường được vậy. Cổ nhân có nói 'Một ngày thả địch, hậu hoạn nhiều đời'. Nên sớm liệu đi”. Lời của Quách Gia không được Tào Tháo để ý nhưng rất chuẩn xác. Về sau, Lưu Bị trở thành địch thủ lớn nhất của nhà Tào Ngụy. Ảnh: Tạo hình Lưu Bị trong phim "Tam Quốc Diễn Nghĩa".Sách Tam Quốc chí ghi: “Tiên Chủ là người cương nghị, khoan hòa, nhân hậu, hiểu lòng người kính kẻ sĩ, có phong độ của Hán Cao Tổ (Lưu Bang), có khí chất của bậc anh hùng. Đến lúc trao việc nước, thác con côi cho Gia Cát Lượng mà lòng không ngờ vực, tin rằng vua tôi đều chí công, là điều chưa từng thấy xưa nay vậy”. Tào Tháo từng nói: "Ngày nay anh hùng trong thiên hạ, chỉ có sứ quân (Lưu Bị) và Tháo này vậy. Lũ Bản Sơ (Viên Thiệu) chẳng đáng kể đến." Câu nói của Tào Tháo mang ý dò xét, cũng cho thấy Tào Tháo đánh giá rất cao tài năng của Lưu Bị. Ảnh: Tạo hình Lưu Bị trong phim "Tam Quốc Diễn Nghĩa".Tài năng của Lưu Bị đã thuyết phục được các mưu sĩ đương thời. Các mưu sĩ Quách Gia, Trình Dục của Tào Tháo đánh giá Lưu Bị "có hùng tài mà rất được lòng người, không chịu ở dưới người, mưu tính của Lưu Bị chưa thể lường được vậy". Quân sư Lỗ Túc của Đông Ngô đánh giá "Lưu Bị là kiêu hùng thiên hạ", Hoàng Quyền trong sách Hậu Hán thư nói "Lưu Bị có kiêu danh". Ảnh: Tạo hình Lưu Bị trong phim "Tam Quốc Diễn Nghĩa".Do ảnh hưởng từ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, nhiều người cho rằng Lưu Bị không có tài đánh trận, thành quả của ông đều là nhờ tướng sĩ dưới quyền. Tuy nhiên, theo chính sử Tam Quốc chí, Lưu Bị là người có nhiều kinh nghiệm quân sự, từng tự cầm quân đánh thắng nhiều trận như: Đánh bại giặc Khăn Vàng, đánh bại Tào Tháo, đánh bại Viên Thiệu, Viên Thuật… ở các trận Nhữ Nam, Gò Bác Vọng, Hán Trung,… bắt được nhiều tướng giỏi của Tào Tháo. Ảnh: Tạo hình Lưu Bị trong phim "Tam Quốc Diễn Nghĩa".
Theo chính sử Tam Quốc chí, Lưu Bị (Hán Chiêu Liệt Hoàng đế) có tên tự là Huyền Đức (Lưu Huyền Đức). Theo các nhà sử học, ông là tôn thất xa của nhà Hán. Sau này, Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán trong lịch sử Trung Quốc. Tranh vẽ chân dung Lưu Bị thời Đường. Ảnh: Wikipedia.
Lưu Bị được sách Tam Quốc chí của Trần Thọ (quan nhà Thục Hán, sống cùng thời Lưu Bị) mô tả là người cao bảy thước rưỡi (khoảng 1,65 m) không có râu, vành tai rất lớn, hai tay dài tới đầu gối, ít nói, mừng giận không lộ ra mặt. Nhà nghèo và mồ côi cha từ nhỏ, Lưu Bị phải cùng mẹ làm nghề bện giày cỏ, chiếu cỏ để kiếm sống. Nhờ có danh tiếng là người trong hoàng tộc, ông kết giao được với những người có danh vọng như Công Tôn Toản, Lưu Đức Nhiên… Ảnh: Tượng Lưu Bị tại mộ Khổng Minh. Nguồn: Wikipedia.
Khi còn nhỏ, Lưu Bị cùng Công Tôn Toản, Lưu Đức Nhiên nhận Lư Thực, người có văn võ toàn tài làm thầy. Ông được truyền đạt, học hỏi rất nhiều. Tiền học của Lưu Bị được cha của Lưu Đức Nhiên là Lưu Nguyên Khởi chu cấp. Có lần, vợ của Nguyên Khởi hỏi: "Mỗi nhà mỗi cảnh, sao ta có thể mãi chu cấp cho nó!" Nguyên Khởi đáp: "Đứa trẻ ấy có cùng họ với ta, thật là người phi thường vậy". Cũng theo Tam Quốc chí, Lưu Bị thích giao kết với kẻ hào kiệt, được nhiều người trẻ tuổi vây quanh, gặp Quan Vũ, Trương Phi kết thành huynh đệ. Khi nhà Đông Hán ngày càng suy yếu, nhiều nơi tình hình địa phương không ổn định, Lưu Bị đã tập hợp thanh niên trong xóm đứng ra bảo vệ dân làng, được nhiều phú thương chu cấp, ủng hộ. Ảnh: Tạo hình Lưu Bị trong phim "Tam Quốc Diễn Nghĩa".
Chiến công đầu tiên trong cuộc đời binh nghiệp của Lưu Bị là ông cùng 2 anh em kết nghĩa Quan Vũ, Trương Phi góp công diệt giặc Khăn Vàng (một cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại nhà Hán) và được phong làm Huyện úy An Hỉ (Trung Sơn). Ảnh: Wikipedia.
Buổi đầu binh nghiệp, Lưu Bị không gặp suôn sẻ, nhiều lần thua trận, bỏ chạy liên miên. Khi Lưu Bị đến xin nương nhờ, Tào Tháo dùng lễ khách đối đãi. Quân sư Quách Gia đã khuyên Tào Tháo nên đề phòng Lưu Bị với câu nói: “Bị có hùng tài mà rất được lòng người. Trương Phi, Quan Vũ đều có sức địch muôn người, sẵn lòng chết vì Bị. Gia xét thấy Bị rốt cuộc không chịu ở dưới người, mưu tính của hắn chưa thể lường được vậy. Cổ nhân có nói 'Một ngày thả địch, hậu hoạn nhiều đời'. Nên sớm liệu đi”. Lời của Quách Gia không được Tào Tháo để ý nhưng rất chuẩn xác. Về sau, Lưu Bị trở thành địch thủ lớn nhất của nhà Tào Ngụy. Ảnh: Tạo hình Lưu Bị trong phim "Tam Quốc Diễn Nghĩa".
Sách Tam Quốc chí ghi: “Tiên Chủ là người cương nghị, khoan hòa, nhân hậu, hiểu lòng người kính kẻ sĩ, có phong độ của Hán Cao Tổ (Lưu Bang), có khí chất của bậc anh hùng. Đến lúc trao việc nước, thác con côi cho Gia Cát Lượng mà lòng không ngờ vực, tin rằng vua tôi đều chí công, là điều chưa từng thấy xưa nay vậy”. Tào Tháo từng nói: "Ngày nay anh hùng trong thiên hạ, chỉ có sứ quân (Lưu Bị) và Tháo này vậy. Lũ Bản Sơ (Viên Thiệu) chẳng đáng kể đến." Câu nói của Tào Tháo mang ý dò xét, cũng cho thấy Tào Tháo đánh giá rất cao tài năng của Lưu Bị. Ảnh: Tạo hình Lưu Bị trong phim "Tam Quốc Diễn Nghĩa".
Tài năng của Lưu Bị đã thuyết phục được các mưu sĩ đương thời. Các mưu sĩ Quách Gia, Trình Dục của Tào Tháo đánh giá Lưu Bị "có hùng tài mà rất được lòng người, không chịu ở dưới người, mưu tính của Lưu Bị chưa thể lường được vậy". Quân sư Lỗ Túc của Đông Ngô đánh giá "Lưu Bị là kiêu hùng thiên hạ", Hoàng Quyền trong sách Hậu Hán thư nói "Lưu Bị có kiêu danh". Ảnh: Tạo hình Lưu Bị trong phim "Tam Quốc Diễn Nghĩa".
Do ảnh hưởng từ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, nhiều người cho rằng Lưu Bị không có tài đánh trận, thành quả của ông đều là nhờ tướng sĩ dưới quyền. Tuy nhiên, theo chính sử Tam Quốc chí, Lưu Bị là người có nhiều kinh nghiệm quân sự, từng tự cầm quân đánh thắng nhiều trận như: Đánh bại giặc Khăn Vàng, đánh bại Tào Tháo, đánh bại Viên Thiệu, Viên Thuật… ở các trận Nhữ Nam, Gò Bác Vọng, Hán Trung,… bắt được nhiều tướng giỏi của Tào Tháo. Ảnh: Tạo hình Lưu Bị trong phim "Tam Quốc Diễn Nghĩa".