Tọa lạc tại góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu, Quận 3, chùa Xá Lợi là một ngôi chùa lớn với nhiều nét đặc biệt của TP HCM.Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 5/8/1956 theo bản vẽ của các kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh, công trường xây dựng do các kỹ sư Dư Ngọc Ánh và Hồ Tố Thuận điều khiển. Chùa được hoàn thành vào ngày 2/5/1958.Chùa được xây dựng để thờ xá lợi Phật tổ nên ban đầu có tên là chùa thờ Xá Lợi, người dân quen gọi tắt là chùa Xá Lợi nên khi khánh thành hòa thượng Khánh Anh đã đặt tên chùa là Xá Lợi cho hợp lòng người.Chùa Xá Lợi là ngôi chùa đầu tiên của Sài Gòn được xây dựng theo lối kiến trúc mới, trên là bái đường, phía dưới là giảng đường. Sau này, chùa Vĩnh Nghiêm cũng được xây theo lối này.Cấu trúc của chùa bao gồm chính điện thờ Phật, giảng đường, tháp chuông, thư viện, tăng phòng, nhà trai đường, văn phòng, đoàn quán, phòng phát hành kinh sách, phòng khách và vãng sinh đường.Chính điện chùa Xá Lợi chỉ đặt một tượng Phật Thích Ca Mâu Ni lớn, chứ không thờ nhiều Phật như các chùa xưa.Tượng Phật Thích Ca của chùa do trường Mỹ Nghệ Biên Hòa đắp tạo, được coi là mẫu mực cho nhiều tượng Phật các chùa sau này. Năm 1969 tượng được thếp lại toàn thân bằng vàng.Đặc biệt, ở trên cao, ngay trước tượng Phật là nơi tôn thờ ngọc Xá Lợi Phật, đặt trong một bảo tháp nhỏ bằng bạc để trong một ô khám làm theo hình lá bồ đề. Viên ngọc này do ngài Narada Mahathera, tọa chủ chùa Vajirarama ở Srilanka dâng cúng cho Phật giáo Việt Nam.Tường bao quanh chính điện được trang trí bên trên bằng những bức tranh mô tả đời sống đức Phật Thích Ca từ khi Đản sanh, Xuất gia, Thành đạo, Thuyết pháp đến lúc nhập Niết bàn, do Giáo sư Nguyễn Văn Long thực hiện.Sau chính điện là nơi thờ Tổ, bàn chính giữa thờ di ảnh của 4 vị cao tăng: Huệ Quang, Tuyên Linh Lê Khánh Hòa, Khánh Anh và Quảng Đức.Tháp chuông chùa Xá Lợi được gần hàng rào cạnh cổng tam quan chính, khánh thành ngày 23/12/1961.Tháp có 7 tầng, mỗi tầng thờ một vị Phật, có 4 mặt phẳng lớn và 4 mặt góc nhỏ, tạo thành một hình bát giác, có mái che cong cong bước lên hình đầu đao.Tầng cao nhất có treo một đại hồng chung nặng 2 tấn, được đúc đồng theo mẫu của chuông chùa Thiên Mụ (Huế).Không chỉ là công trình kiến trúc độc đáo, chùa Xá Lợi còn là một trung tâm học thuật quan trọng của Phật giáo Việt Nam.Chùa là trụ sở chính của Hội Phật học Nam Việt từ năm 1951 - 1981. Trong các năm 1964 - 1966, chùa còn là cơ sở giảng dạy của Viện Đại học Vạn Hạnh. Từ năm 1981 - 1993 chùa là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Văn phòng II).Ngày nay, chùa đón tiếp đông đảo Phật tử, du khách đến tham quan, chiêm bái hằng ngày và nghe giảng pháp vào các buổi sáng chủ nhật trong tuần.Một số hình ảnh khác về chùa Xá Lợi.
Tọa lạc tại góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu, Quận 3, chùa Xá Lợi là một ngôi chùa lớn với nhiều nét đặc biệt của TP HCM.
Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 5/8/1956 theo bản vẽ của các kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh, công trường xây dựng do các kỹ sư Dư Ngọc Ánh và Hồ Tố Thuận điều khiển. Chùa được hoàn thành vào ngày 2/5/1958.
Chùa được xây dựng để thờ xá lợi Phật tổ nên ban đầu có tên là chùa thờ Xá Lợi, người dân quen gọi tắt là chùa Xá Lợi nên khi khánh thành hòa thượng Khánh Anh đã đặt tên chùa là Xá Lợi cho hợp lòng người.
Chùa Xá Lợi là ngôi chùa đầu tiên của Sài Gòn được xây dựng theo lối kiến trúc mới, trên là bái đường, phía dưới là giảng đường. Sau này, chùa Vĩnh Nghiêm cũng được xây theo lối này.
Cấu trúc của chùa bao gồm chính điện thờ Phật, giảng đường, tháp chuông, thư viện, tăng phòng, nhà trai đường, văn phòng, đoàn quán, phòng phát hành kinh sách, phòng khách và vãng sinh đường.
Chính điện chùa Xá Lợi chỉ đặt một tượng Phật Thích Ca Mâu Ni lớn, chứ không thờ nhiều Phật như các chùa xưa.
Tượng Phật Thích Ca của chùa do trường Mỹ Nghệ Biên Hòa đắp tạo, được coi là mẫu mực cho nhiều tượng Phật các chùa sau này. Năm 1969 tượng được thếp lại toàn thân bằng vàng.
Đặc biệt, ở trên cao, ngay trước tượng Phật là nơi tôn thờ ngọc Xá Lợi Phật, đặt trong một bảo tháp nhỏ bằng bạc để trong một ô khám làm theo hình lá bồ đề. Viên ngọc này do ngài Narada Mahathera, tọa chủ chùa Vajirarama ở Srilanka dâng cúng cho Phật giáo Việt Nam.
Tường bao quanh chính điện được trang trí bên trên bằng những bức tranh mô tả đời sống đức Phật Thích Ca từ khi Đản sanh, Xuất gia, Thành đạo, Thuyết pháp đến lúc nhập Niết bàn, do Giáo sư Nguyễn Văn Long thực hiện.
Sau chính điện là nơi thờ Tổ, bàn chính giữa thờ di ảnh của 4 vị cao tăng: Huệ Quang, Tuyên Linh Lê Khánh Hòa, Khánh Anh và Quảng Đức.
Tháp chuông chùa Xá Lợi được gần hàng rào cạnh cổng tam quan chính, khánh thành ngày 23/12/1961.
Tháp có 7 tầng, mỗi tầng thờ một vị Phật, có 4 mặt phẳng lớn và 4 mặt góc nhỏ, tạo thành một hình bát giác, có mái che cong cong bước lên hình đầu đao.
Tầng cao nhất có treo một đại hồng chung nặng 2 tấn, được đúc đồng theo mẫu của chuông chùa Thiên Mụ (Huế).
Không chỉ là công trình kiến trúc độc đáo, chùa Xá Lợi còn là một trung tâm học thuật quan trọng của Phật giáo Việt Nam.
Chùa là trụ sở chính của Hội Phật học Nam Việt từ năm 1951 - 1981. Trong các năm 1964 - 1966, chùa còn là cơ sở giảng dạy của Viện Đại học Vạn Hạnh. Từ năm 1981 - 1993 chùa là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Văn phòng II).
Ngày nay, chùa đón tiếp đông đảo Phật tử, du khách đến tham quan, chiêm bái hằng ngày và nghe giảng pháp vào các buổi sáng chủ nhật trong tuần.
Một số hình ảnh khác về chùa Xá Lợi.