Tọa lại tại số 864 đường Charoenkrung, quận Sampanthavong, chùa Khánh Vân hay Wat Upairadbamrung là một ngôi chùa gốc Việt rất độc đáo ở thủ đô Bangkok của Thái Lan.Theo tài liệu còn lưu lại, ngôi chùa được lập bởi những thiền sư người Việt đi theo chúa Nguyễn Phúc Ánh thời kỳ ông chạy sang Xiêm La tị nạn (1787 -1790).Đến năm 1878, chùa được vua Chulalongkorn (Rama V) ban sắc tứ với tên là "Sắc Tứ Trấn Quốc Khánh Vân Thiền Tự".Do nằm ở khu vực sinh sống của người Hoa và được cộng đồng người Hoa đến tu và cúng lễ qua nhiều đời, cách bài trí của chùa Khánh Vân Bangkok mang đậm màu sắc Trung Hoa.Lối vào chính điện của chùa.Không gian bên trong chính điện.Hai bên chính điện có lầu chuông và lầu trống, nét kiến trúc thường gặp của chùa Việt.Quả chuông của chùa Khánh Vân.Họa tiết rồng mang đậm dấu ấn Trung Hoa phía trên hai cửa ở hai bên chính điện.Trước chính điện có tượng ba vị bồ tát phong cách Hoa - Việt, hai bên là hai Stupa (phù đồ - tháp thờ) kiểu Thái Lan.Đài thờ Quán Thế Âm Bồ Tát phía sau chính điện.Trước sân chùa có ao bán nguyệt và hình tượng cửu long, yếu tố kiến trúc đặc trưng của chùa Trung Hoa.Trong nhà thờ Tổ của chùa có lưu giữ nhục thân của Hòa thượng Thích Phổ Sái (Rueng Mathura Sakul) một trong những vị trụ trì chùa Khánh Vân, viên tịch năm 1958.Dù không nói được tiếng Việt, các nhà sư trong chùa vẫn tụng kinh bằng tiếng Việt theo ký âm. Trong những năm qua, một số điện thờ của chùa đã được thợ từ Việt Nam sang trùng tu, nâng cấp.
Tọa lại tại số 864 đường Charoenkrung, quận Sampanthavong, chùa Khánh Vân hay Wat Upairadbamrung là một ngôi chùa gốc Việt rất độc đáo ở thủ đô Bangkok của Thái Lan.
Theo tài liệu còn lưu lại, ngôi chùa được lập bởi những thiền sư người Việt đi theo chúa Nguyễn Phúc Ánh thời kỳ ông chạy sang Xiêm La tị nạn (1787 -1790).
Đến năm 1878, chùa được vua Chulalongkorn (Rama V) ban sắc tứ với tên là "Sắc Tứ Trấn Quốc Khánh Vân Thiền Tự".
Do nằm ở khu vực sinh sống của người Hoa và được cộng đồng người Hoa đến tu và cúng lễ qua nhiều đời, cách bài trí của chùa Khánh Vân Bangkok mang đậm màu sắc Trung Hoa.
Lối vào chính điện của chùa.
Không gian bên trong chính điện.
Hai bên chính điện có lầu chuông và lầu trống, nét kiến trúc thường gặp của chùa Việt.
Quả chuông của chùa Khánh Vân.
Họa tiết rồng mang đậm dấu ấn Trung Hoa phía trên hai cửa ở hai bên chính điện.
Trước chính điện có tượng ba vị bồ tát phong cách Hoa - Việt, hai bên là hai Stupa (phù đồ - tháp thờ) kiểu Thái Lan.
Đài thờ Quán Thế Âm Bồ Tát phía sau chính điện.
Trước sân chùa có ao bán nguyệt và hình tượng cửu long, yếu tố kiến trúc đặc trưng của chùa Trung Hoa.
Trong nhà thờ Tổ của chùa có lưu giữ nhục thân của Hòa thượng Thích Phổ Sái (Rueng Mathura Sakul) một trong những vị trụ trì chùa Khánh Vân, viên tịch năm 1958.
Dù không nói được tiếng Việt, các nhà sư trong chùa vẫn tụng kinh bằng tiếng Việt theo ký âm. Trong những năm qua, một số điện thờ của chùa đã được thợ từ Việt Nam sang trùng tu, nâng cấp.