Tây Nguyên từ lâu đã nổi tiếng bởi những món ăn dân dã mang đậm chất núi rừng, trong đó có thể kể đến gỏi kiến vàng. Một món ăn mới nghe có cảm giác ghê sợ, nhưng lại là thứ đặc sản độc đáo, chỉ khách quý mới được thưởng thức khi tới đây. Gỏi kiến được sáng tạo bởi người đồng bào dân tộc Rơ Măm (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum). Thường thì độ tháng 5, tháng 6, kiến lửa sẽ làm tổ dày đặc trên những nhánh cây rừng, bà con tận dụng lợi thế này để đi bắt kiến cũng như trứng kiến về đem đi bán hoặc làm thức ăn.Anh A Khải (làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy) cho biết: “Đúng với hương vị của người Rơ Mâm là phải chọn cá suối để thịt tươi ngon, bóp gỏi với kiến vàng thì ăn sẽ mang lại vị ngọt, dai và thơm tự nhiên. Thường người dân sẽ tìm kiếm những tổ kiến thật to và có trứng kiến vàng”.Theo kinh nghiệm của bà con nơi đây, kiến vàng muốn ngon phải là những ổ kiến non hoặc nhiều trứng.Đặc biệt, gỏi kiến muốn đượm vị thì không thể thiếu được cá mới bắt từ suối, khi đó sẽ mang một hương vị riêng, không lẫn vào đâu được.Để chế biến được món cá gỏi kiến vàng phải trải qua những công đoạn cầu kỳ, tỉ mỉ. Cá được bà con bắt ở suối, sau đó mang về rửa sạch, băm nhuyễn và vắt cho hết nước để khử mùi tanh. Kiến vàng sẽ giã nhỏ và để riêng, lấy muối hạt, ớt xanh, tiêu rừng trộn với cá và chút thính gạo, sau đó trộn tất cả vào nhau.Món ăn gỏi cá kiến vàng có hương vị rất đậm đà, lúc nếm thử sẽ thấy vừa có vị ngọt và thơm của cá tươi lại vừa quyện vị chua chua, béo ngậy của kiến hòa quyện với vị đặc biệt của các loại rau được hái trong rừng.Món ăn này có giá trị dinh dưỡng rất cao và được bà con thường làm trong các dịp lễ Tết hoặc thiết đãi khách quý. Thường khi thưởng thức gỏi kiến vàng, người dân sẽ kết hợp cùng rượu cần- nét độc đáo của người Tây Nguyên.
Tây Nguyên từ lâu đã nổi tiếng bởi những món ăn dân dã mang đậm chất núi rừng, trong đó có thể kể đến gỏi kiến vàng. Một món ăn mới nghe có cảm giác ghê sợ, nhưng lại là thứ đặc sản độc đáo, chỉ khách quý mới được thưởng thức khi tới đây. Gỏi kiến được sáng tạo bởi người đồng bào dân tộc Rơ Măm (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum).
Thường thì độ tháng 5, tháng 6, kiến lửa sẽ làm tổ dày đặc trên những nhánh cây rừng, bà con tận dụng lợi thế này để đi bắt kiến cũng như trứng kiến về đem đi bán hoặc làm thức ăn.
Anh A Khải (làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy) cho biết: “Đúng với hương vị của người Rơ Mâm là phải chọn cá suối để thịt tươi ngon, bóp gỏi với kiến vàng thì ăn sẽ mang lại vị ngọt, dai và thơm tự nhiên. Thường người dân sẽ tìm kiếm những tổ kiến thật to và có trứng kiến vàng”.
Theo kinh nghiệm của bà con nơi đây, kiến vàng muốn ngon phải là những ổ kiến non hoặc nhiều trứng.
Đặc biệt, gỏi kiến muốn đượm vị thì không thể thiếu được cá mới bắt từ suối, khi đó sẽ mang một hương vị riêng, không lẫn vào đâu được.
Để chế biến được món cá gỏi kiến vàng phải trải qua những công đoạn cầu kỳ, tỉ mỉ. Cá được bà con bắt ở suối, sau đó mang về rửa sạch, băm nhuyễn và vắt cho hết nước để khử mùi tanh. Kiến vàng sẽ giã nhỏ và để riêng, lấy muối hạt, ớt xanh, tiêu rừng trộn với cá và chút thính gạo, sau đó trộn tất cả vào nhau.
Món ăn gỏi cá kiến vàng có hương vị rất đậm đà, lúc nếm thử sẽ thấy vừa có vị ngọt và thơm của cá tươi lại vừa quyện vị chua chua, béo ngậy của kiến hòa quyện với vị đặc biệt của các loại rau được hái trong rừng.
Món ăn này có giá trị dinh dưỡng rất cao và được bà con thường làm trong các dịp lễ Tết hoặc thiết đãi khách quý. Thường khi thưởng thức gỏi kiến vàng, người dân sẽ kết hợp cùng rượu cần- nét độc đáo của người Tây Nguyên.