Trong kịch phim, nhân vật Bạch Long Mã có rất ít lời thoại và ít cảnh quay. Thậm chí sau buổi diễn, ngựa trắng còn được người chăn ngựa đưa về tổ đạo cụ.
Trên thực tế, ngựa trắng cũng có công quả, được Phật Tổ Như Lai gọi tên. Tuy nhiên, trên hình thức, ngựa trắng lại không chính thức bái sư, không xếp hạng vai vế cùng Tôn Ngộ Không, cứ y như không phải là đồ đệ của Đường Tăng vậy.
Vậy Bạch Long Mã gọi Đường Tăng như thế nào? Mỗi lần Bạch Long Mã mở miệng nói đều gọi Đường Tăng là “sư Phụ”, gọi Ngộ Không và Bát giới là “Đại sư huynh” và “Nhị sư huynh”. Lấy một ví dụ: Trong hồi thứ 30 của Tây du ký, Bạch Long Mã nói với Trư Bát Giới: “Huynh nhanh cưỡi mây đến Hoa Quả Sơn mời đại sư huynh Tôn Hành Giả đến”. Tuy nhiên tại sao không để Bạch Long Mã trở thành thành viên trong nhóm người đi thỉnh kinh?
Thực tế thì, trong Tây du ký, Bạch Long Mã là một nhân vật mang nhiều ý nghĩa theo quan niệm của nhà Phật
Bạch Long Mã không tranh giành địa vị cao thấp, không quan tâm đến lợi ích và tổn thất cá nhân. Mặc dù gia nhập nhóm thầy trò đi thỉnh kinh sớm hơn cả Trư Bát Giới nhưng Bạch Long Mã vẫn gọi Bát Giới là sư huynh.
Từ hồi thứ 15, Bạch Long Mã đã nhận lời phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh. Có thể nói tư cách và sự từng trải của ngựa trắng tương đương với Tôn Ngộ Không. Còn Trư Bát giới mãi hồi thứ 18 mới tham gia, Sa tăng phải đến hồi 22 mới gia nhập.
Bạch Long Mã gọi những đồ đệ khác của Đường Tăng là sư huynh còn bản thân lùi về cuối cùng. Nó không chỉ khiến các sư huynh vui mừng mà bản thân cũng thản nhiên tiếp nhận. Bạch Long Mã cũng không buồn bực và lay động trước tư cách và sự từng trải của bản thân.
Trên đường đi, Bạch Long Mã rất ít khi mở miệng nói, nó thường im lặng, giấu mình thật sâu và lặng lẽ làm tròn bổn phận. Trư Bát Giới chưa từng biết về lai lịch của Bạch Long Mã nên chỉ xem nó như là con ngựa bình thường.
Mãi đến sau này, khi đi cùng đoàn khá lâu, Trư Bát Giới mới biết Bạch Long Mã có thể nói chuyện nên đã vô cùng kinh ngạc. Bị đặt ở vị trí thấp nhưng ngựa trắng lại có phong thái cao thượng, thật đáng ngưỡng mộ phải không?
Điều đáng khâm phục hơn đó là Bạch Long Mã không chỉ khiêm tốn mà còn đóng vai trò then chốt trong những thời khắc quan trọng.
Khi Đường Tăng không may gặp nạn, bị yêu quái biến thành con hổ già, Sa Tăng bị bắt trói lại còn Bát Giới may mắn chạy thoát, đoàn lấy kinh gần như tan rã.
Vào thời điểm quan trọng ấy, ai đã cắn vào quần áo của Trư Bát Giới? Hơn nữa nhân vật này còn yêu cầu Bát Giới đến Hoa Quả Sơn mời Tôn Ngộ Không về trợ giúp? Ai xem kịch phim cũng như đọc truyện đều biết đó chính là Bạch Long Mã.
Quan sát biểu hiện của Bạch Long Mã kỹ hơn một chút, chúng ta sẽ thấy, đầu tiên ngựa trắng “không ngăn được những giọt nước mắt”. Đừng đánh giá thấp những giọt nước mắt này. Đường Tăng gặp nạn, Tam sư huynh không nhỏ giọt lệ nào, Nhị sư huynh cũng không khóc thương sư phụ. Ngược lại, Bạch Long Mã không có danh phận lại rơi lệ.
Điều này cho thấy, đối với việc lấy kinh, Bạch Long Mã thật vô cùng tận tâm tận lực, đồng thời nó cũng có tình cảm chân thành đối với sư phụ. Điều này cho thấy không dễ dàng mà làm được.
Nguyên nhân thực sự là gì?
Việc Đường Tăng không đặt tên (Phật) hiệu cho Bạch Long thì dễ lý giải. Nguyên nhân là bởi Đường Tăng không hề biết rõ lai lịch của con rồng hóa thân thành ngựa Bạch Long Mã để nâng bước mình trên con đường thỉnh kinh với bao kiếp nạn. Chúng ta hãy trở về hồi thứ 15 Tây du ký để thấy rõ hơn điều này.
Tam Tạng không hề biết rõ lai lịch của Bạch Long Mã.
Sau khi Bạch Long “xơi” mất ngựa của Đường Tăng và giao chiến mấy trận không đấu nổi Tôn Ngộ Không, trốn sâu dưới lạch thì Quan Âm Bồ Tát mới xuất hiện nói rõ sự tình. Rồi sau đó Bồ Tát “lấy trái châu dưới cổ Tiểu Long, rồi lấy cành dương nhúng nước cam lồ rảy trên mình nó, thổi một hơi, hét một tiếng biểu biến, liền biến ra con ngựa kim, Quan Âm dặn rằng: - Ngươi phải hết lòng đi cho tới Tây Phương Phật thì hóa đặng mình vàng. Ngựa ấy ngậm hàm thiết gật đầu. Quan Âm truyền Hành Giả dắt về cho Tam Tạng”.
Tôn Hành Giả dắt ngựa về thưa với Đường Tăng rằng: - Bạch thầy, con ngựa đó. Tam Tạng mừng rằng: - Con ngựa bây giờ, sao phát tướng dữ vậy? Kiếm đặng ở đâu đó, nói lại ta nghe? Tôn Hành Giả thưa rằng: - Thầy nói chuyện chiêm bao sao vậy? Nhờ ông Yết Ðế mời phật Quan Âm, bắt rồng bạch lấy châu, hóa ngựa kim thế mạng, bữa trước rượt thầy chạy chết, bây giờ làm bộ hiền lành, nếu sau sanh chứng điều chi, thầy nói cho tôi đánh nó. Tam Tạng nghe nói, lượm đất làm hương, để trên bàn thạch, lạy về Nam Hải tạ ơn”.
Tất cả những gì Đường Tăng biết về Bạch Long chỉ là con rồng đã ăn thịt ngựa của mình, sau được Bồ Tát quy phục, hóa thành ngựa để ông cưỡi đi lấy kinh. Đường Tăng trước sau, kể từ thời điểm gặp Bạch Long, cho tới khi lấy được kinh, trở về Trường An, tuyệt nhiên không biết lai lịch của con rồng này. Đấy là lý do tại sao Đường Tăng đặt pháp hiệu cho Hành Giả, Bát Giới và Sa Tăng nhưng lại không làm điều đó với Bạch Long Mã.
Quan Âm Bồ Tát cứu Bạch Long khỏi án tử hình.
Nhưng tại sao Quan Âm Bồ Tát cũng không thế phát hay đặt cho Bạch Long pháp danh tên thánh, khi cứu chàng ta khỏi án tử (hồi 8) và sau đó hóa phép thành ngựa kim đỡ gót Đường Tăng (hồi 15)? Riêng điều này, thì nguyên nhân sâu sa hơn nhiều.
Thứ nhất, khác với Đại Thánh, Thiên Bồng và Quyện Liêm đều đã bị Thiên đình giáng tội, đã trải qua một quãng thời gian rất dài bị đầy ải dưới trần gian, Bạch Long khi được Bồ Tát cứu khỏi án tử, thực ra mới chỉ chịu phạt đánh 200 roi và treo ở cửa Trời. Việc chấp thuận trở thành 1 thành viên trên con đường đi Tây Trúc thỉnh kinh, nói 1 cách chính xác, là giải pháp duy nhất để Bạch Long thoát tội chết.
Hoàn thành nhiệm vụ này, tiền án tiền sự của Bạch Long mới được xóa bỏ. Việc cải đạo, thế phát và đặt tên Thánh cho Bạch Lòng trong hoàn cảnh ấy, vì thế, ngay cả Bồ Tát thần thông quảng đại cũng không thể vượt mặt Như Lai Phật Tổ cũng như Ngọc Hoàng Thượng Đế mà làm được.
Thứ hai, Quan Âm Bồ Tát đã chắc chắn 1 điều, nếu Bạch Long hoàn thành hành trình đi Tây Trúc thỉnh kinh và thể hiện tốt phẩm chất đạo đức và một lòng hướng Phật qua các kiếp nạn, thì con rồng này sẽ “hóa đặng mình vàng”. Đấy thực ra chỉ một cách nói cho vai trò và phật tước của Bạch Long sau này. Hãy lưu ý, sau khi lấy được kinh, Bạch Long được Như Lai Phật Tổ phong làm “Thiên Long Bát Bộ”.
Trong các kinh bộ Phật thường nhắc đến tám bộ Thiên, Long, Dạ xoa, Càn Thát bà, A tu la, Ca Lầu la, Khẩn Na la, Ma Hầu La già, là những thiên thần phát tâm quy y Phật bảo, Pháp bảo và hộ trì Phật pháp, khiến cho chánh pháp nhiệm mầu được phát triển, trường tồn, bất hoại. Trong tám bộ, được phân ra thành hai, gồm chư Thiên và chư Thần. Do bộ Thiên, Long đứng đầu nên gọi là Thiên Long Bát Bộ. Bạch Long chính là nhân vật đứng đầu chư Thiên!