Nằm dưới đất hàng nghìn năm, vũ khí Tần Thủy Hoàng vẫn bóng loáng

Google News

Trải qua hơn 2.200 năm nằm dưới lòng đất ẩm ướt, nhiều vũ khí làm bằng đồng nằm trong lăng Tần Thủy Hoàng vẫn cực kỳ sắc bén, thậm chí có phần bóng loáng.

Tần Thủy Hoàng sinh năm 259 TCN. Ông là vị vua thứ 36 của nước Tần và là người đầu tiên chấm dứt thời kỳ Chiến quốc, thống nhất Trung Quốc. Kế vị cha, ông lên ngôi vua từ năm 13 tuổi và trở thành hoàng đế ở tuổi 38.

Sinh thời, Tần Thủy Hoàng là người bị ám ảnh bởi cái chết. Vậy nên, ông đã cho xây dựng một cung điện dưới lòng đất, với kết cấu kiến trúc tương tự và diện tích bằng 1/3 hoàng cung thật trên mặt đất để tránh nguy cơ bị ám sát.

Thậm chí, Tần Thủy Hoàng ám ảnh cái chết đến mức ra lệnh xây dựng lăng mộ khổng lồ dưới lòng đất ở tuổi 13. Sau 38 năm xây dựng với hơn 700.000 công nhân và thợ thủ công lành nghề, khu lăng mộ này mới được hoàn thành.

Nam duoi dat hang nghin nam, vu khi Tan Thuy Hoang van bong loang
Tần Thủy Hoàng sinh năm 259 TCN, ông là vị vua thứ 36 của nước Tần. 

Theo số liệu thăm dò khảo cổ mới nhất, lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở phía Bắc dãy núi Ly Sơn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, có chiều dài 260m từ Đông qua Tây và rộng 160m từ Bắc sang Nam. Với tổng diện tích 41.600 m2, tương đương diện tích 5 sân bóng đá quốc tế, đây là lăng mộ lớn nhất trong triều đại Tần và Hán.

Sau thời gian dài nghiên cứu, các nhà khoa học Trung Quốc và quốc tế đã phát hiện ra hơn 8.000 bức tượng binh sĩ đất nung cùng nhiều hiện vật quý giá bên trong lăng mộ.

Bên cạnh đó, lăng mộ Tần Thủy Hoàng còn có hơn 40.000 món nằm rải rác khắp khu di tích. Trong đó, phải kể đến những vũ khí bằng đồng với hơn 2.200 năm nằm dưới lòng đất ẩm ướt nhưng vẫn cực kỳ sắc bén, bóng loáng.

Nam duoi dat hang nghin nam, vu khi Tan Thuy Hoang van bong loang-Hinh-2
 Nằm dưới đất hàng nghìn năm, nhiều vũ khí trong lăng Tần Thủy Hoàng vẫn bóng loáng.

Trước điều kỳ lạ trên, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Kim loại Trung Quốc và Học viện khoa học khảo cổ quốc gia đã tiến hành kiểm tra 464 bộ phận và vũ khí bằng đồng trong lăng mộ. Sau cùng, cho ra kết luật số vũ khí này đã được phủ lên một lớp oxit crom dày 10-15 micron (1 micron = 1/1000 mm), chiếm khoảng 2% khối lượng kim loại. Lớp oxit này rất bền vững, và chính nó đã bảo vệ phần kim loại bên trong khỏi sự tấn công của thời gian.

Từ những thông tin trên, các chuyên gia nhận định thời Tần Thủy Hoàng có kỹ thuật rèn kim loại rất hữu hiệu, phát triển. Tuy nhiên, điều đó vẫn chỉ dừng lại ở giả thuyết. Thực sự, người Tần sở hữu kỹ thuật rèn kim loại tiên tiến, hay tất cả chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Đó vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải.

 

Theo Doanh nghiệp VN

>> xem thêm

Bình luận(0)