Vào năm 210 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đột ngột băng hà khi đang đi tuần du. Sau đó, người con thứ 18 của Tần Thủy Hoàng là Doanh Hồ Hợi nối ngôi hoàng đế, gọi là Tần Nhị Thế.Khi tìm hiểu về 2 cha con Tần Thủy Hoàng, giới nghiên cứu phát hiện hai người được chôn cất trong 2 ngôi mộ có quy mô hoàn toàn trái ngược.Cụ thể, sau khi qua đời, Tần Thủy Hoàng được mai táng trong lăng mộ bề thế được ông hoàng này chuẩn bị ngay sau khi lên ngôi báu. Nơi an nghỉ ngàn thu của Vua Tần nằm ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Chu vi của khu vực nội thành là 2,5 km và khu vực ngoại thành là 6,3 km. Theo đó, đây là một trong những lăng mộ lớn nhất Trung Quốc cũng như thế giới.Trái với lăng mộ khủng của Tần Thủy Hoàng, Tần Nhị Thế được chôn cất trong ngôi mộ khiêm tốn như của thường dân. Theo các chuyên gia, sở dĩ con trai Tần Thủy Hoàng được chôn cất trong ngôi mộ nhỏ như vậy được cho là vì quá trình lên ngôi đầy mờ ám của Tần Nhị Thế.Nhiều sử gia tin rằng, Tần Nhị Thế vốn không có cơ hội lên ngôi vua do là người con thứ 18 và không có đủ tài đức của bậc quân vương. Thay vào đó, Phù Tô là con trai cả của Tần Thủy Hoàng. Theo lẽ thường, Phù Tô trở thành người kế vị sau khi vua cha băng hà. Thế nhưng, vào thời điểm Tần Thủy Hoàng băng hà, Phù Tô đang ở vùng biên giới phía bắc, giám sát việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành.Tần Thủy Hoàng đi tuần du phía đông. Đi cùng chuyến tuần du này có thừa tướng Lý Tư, thái giám Triệu Cao và hoàng tử Hồ Hợi. Khi Tần Thủy Hoàng chết, Triệu Cao và Lý Tư lập mưu hủy di chiếu thật của Tần Thủy Hoàng lập Phù Tô làm tân vương.Tiếp đến, Triệu Cao và Lý Tư lập di chiếu giả nhằm đưa hoàng tử Hồ Hợi lên kế vị. Đồng thời, hai người này giả mạo di chiếu ép hoàng tử Phù Tô tự sát. Nhờ vậy, Hồ Hợi thuận lợi đăng cơ khi 20 tuổi.Dù lên được ngai vàng nhưng Tần Nhị Thế không nắm toàn bộ quyền lực của một hoàng đế. Thay vào đó, thái giám Triệu Cao nắm quyền lực lớn trong triều. Tần Nhị Thế mải mê ăn chơi hưởng lạc mặc cho thái giám này lũng đoạn triều đình khiến dân chúng lầm than, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.Về sau, Tần Nhị Thế định giết Triệu Cao vì bị thái giám này chèn ép quá đáng. Tuy nhiên, con trai Tần Thủy Hoàng chưa kịp ra tay thì đã bị Triệu Cao phát hiện. Do vậy, Triệu Cao âm mưu với Diễm Nhạc phế truất Tần Nhị Thế và ép ông hoàng này uống thuốc độc tự sát.Vào thời điểm qua đời, Tần Nhị Thế 24 tuổi. Ông chỉ ngồi trên ngai vàng được 4 năm, không nắm thực quyền nên được chôn cất trong ngôi mộ nhỏ theo nghi thức thường dân. Phải tới thời Càn Long (năm 1776), Tổng đốc tỉnh Thiểm Tây khi đó là Tất Nguyên Lập cho người đặt tấm bia trước mộ nhằm tưởng nhớ Tần Nhị Thế.Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Vào năm 210 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đột ngột băng hà khi đang đi tuần du. Sau đó, người con thứ 18 của Tần Thủy Hoàng là Doanh Hồ Hợi nối ngôi hoàng đế, gọi là Tần Nhị Thế.
Khi tìm hiểu về 2 cha con Tần Thủy Hoàng, giới nghiên cứu phát hiện hai người được chôn cất trong 2 ngôi mộ có quy mô hoàn toàn trái ngược.
Cụ thể, sau khi qua đời, Tần Thủy Hoàng được mai táng trong lăng mộ bề thế được ông hoàng này chuẩn bị ngay sau khi lên ngôi báu. Nơi an nghỉ ngàn thu của Vua Tần nằm ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Chu vi của khu vực nội thành là 2,5 km và khu vực ngoại thành là 6,3 km. Theo đó, đây là một trong những lăng mộ lớn nhất Trung Quốc cũng như thế giới.
Trái với lăng mộ khủng của Tần Thủy Hoàng, Tần Nhị Thế được chôn cất trong ngôi mộ khiêm tốn như của thường dân. Theo các chuyên gia, sở dĩ con trai Tần Thủy Hoàng được chôn cất trong ngôi mộ nhỏ như vậy được cho là vì quá trình lên ngôi đầy mờ ám của Tần Nhị Thế.
Nhiều sử gia tin rằng, Tần Nhị Thế vốn không có cơ hội lên ngôi vua do là người con thứ 18 và không có đủ tài đức của bậc quân vương. Thay vào đó, Phù Tô là con trai cả của Tần Thủy Hoàng. Theo lẽ thường, Phù Tô trở thành người kế vị sau khi vua cha băng hà. Thế nhưng, vào thời điểm Tần Thủy Hoàng băng hà, Phù Tô đang ở vùng biên giới phía bắc, giám sát việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành.
Tần Thủy Hoàng đi tuần du phía đông. Đi cùng chuyến tuần du này có thừa tướng Lý Tư, thái giám Triệu Cao và hoàng tử Hồ Hợi. Khi Tần Thủy Hoàng chết, Triệu Cao và Lý Tư lập mưu hủy di chiếu thật của Tần Thủy Hoàng lập Phù Tô làm tân vương.
Tiếp đến, Triệu Cao và Lý Tư lập di chiếu giả nhằm đưa hoàng tử Hồ Hợi lên kế vị. Đồng thời, hai người này giả mạo di chiếu ép hoàng tử Phù Tô tự sát. Nhờ vậy, Hồ Hợi thuận lợi đăng cơ khi 20 tuổi.
Dù lên được ngai vàng nhưng Tần Nhị Thế không nắm toàn bộ quyền lực của một hoàng đế. Thay vào đó, thái giám Triệu Cao nắm quyền lực lớn trong triều. Tần Nhị Thế mải mê ăn chơi hưởng lạc mặc cho thái giám này lũng đoạn triều đình khiến dân chúng lầm than, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.
Về sau, Tần Nhị Thế định giết Triệu Cao vì bị thái giám này chèn ép quá đáng. Tuy nhiên, con trai Tần Thủy Hoàng chưa kịp ra tay thì đã bị Triệu Cao phát hiện. Do vậy, Triệu Cao âm mưu với Diễm Nhạc phế truất Tần Nhị Thế và ép ông hoàng này uống thuốc độc tự sát.
Vào thời điểm qua đời, Tần Nhị Thế 24 tuổi. Ông chỉ ngồi trên ngai vàng được 4 năm, không nắm thực quyền nên được chôn cất trong ngôi mộ nhỏ theo nghi thức thường dân. Phải tới thời Càn Long (năm 1776), Tổng đốc tỉnh Thiểm Tây khi đó là Tất Nguyên Lập cho người đặt tấm bia trước mộ nhằm tưởng nhớ Tần Nhị Thế.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.