Đại dịch cúm Tây Ban Nha càn quét và lan rộng ra nhiều nước trên thế giới trong thời gian từ năm 1918 - 1920. Theo thống kê, đại dịch cúm Tây Ban Nha cướp đi sinh mạng của khoảng 50 triệu người dân trên thế giới.Trong số này, Mỹ có 675.000 người tử vong vì đại dịch cúm Tây Ban Nha nguy hiểm trên.Đặc biệt, chỉ riêng tháng 10/1918, gần 200.000 người ở Mỹ tử vong vì dịch bệnh nguy hiểm trên.Trước số lượng người tử vong vì đại dịch cúm Tây Ban Nha ngày càng tăng, các nghĩa trang ở Mỹ gặp nhiều khó khăn.Trong số này có việc không ít người đào mộ cũng mắc bệnh cúm hoặc tử vong vì dịch bệnh.Vì vậy, nhiều nghĩa trang thiếu hụt người đào mộ. Trong bối cảnh đó, thân nhân nhiều gia đình có người tử vong vì đại dịch cúm Tây Ban Nha tự đào mộ để chôn cất người thân đã mất.Ngoài ra, chính phủ các địa phương ở Mỹ đưa ra một số giải pháp khác. Ví dụ như chính quyền ở New Brunswick, New Jersey cử 15 tù nhân đến làm công việc của người đào mộ dưới sự giám sát của lính canh.Tại Baltimore, không chỉ binh sĩ, một số nhân viên trong bộ máy chính quyền địa phương được điều động tham gia việc đào mộ để chôn cất các nạn nhân tử vong vì dịch bệnh.Quan tài cũng bị thiếu hụt trầm trọng do số lượng bệnh nhân tử vong vì đại dịch cúm Tây Ban Nha mỗi ngày lại tăng cao. Do vậy, chính quyền một số địa phương ra lệnh các doanh nghiệp, công ty sản xuất quan tài làm ra những mẫu quan tài đơn giản hơn so với trước nhằm tiết kiệm thời gian. Nhờ đó, số lượng quan tài sản xuất mỗi ngày sẽ tăng lên nhiều so với trước khi bùng phát đại dịch.Ngoài ra, chính quyền Mỹ còn tiến hành chôn cất tập thể những người nghèo, dân nhập cư tử vong vì dịch bệnh. Nhiều máy xúc được sử dụng để đào ngôi mộ tập thể.video: Đồng Tháp: Xử lý đối tượng đăng thông tin sai sự thật về dịch bệnh Corona (nguồn: THĐT1)
Đại dịch cúm Tây Ban Nha càn quét và lan rộng ra nhiều nước trên thế giới trong thời gian từ năm 1918 - 1920. Theo thống kê, đại dịch cúm Tây Ban Nha cướp đi sinh mạng của khoảng 50 triệu người dân trên thế giới.
Trong số này, Mỹ có 675.000 người tử vong vì đại dịch cúm Tây Ban Nha nguy hiểm trên.
Đặc biệt, chỉ riêng tháng 10/1918, gần 200.000 người ở Mỹ tử vong vì dịch bệnh nguy hiểm trên.
Trước số lượng người tử vong vì đại dịch cúm Tây Ban Nha ngày càng tăng, các nghĩa trang ở Mỹ gặp nhiều khó khăn.
Trong số này có việc không ít người đào mộ cũng mắc bệnh cúm hoặc tử vong vì dịch bệnh.
Vì vậy, nhiều nghĩa trang thiếu hụt người đào mộ. Trong bối cảnh đó, thân nhân nhiều gia đình có người tử vong vì đại dịch cúm Tây Ban Nha tự đào mộ để chôn cất người thân đã mất.
Ngoài ra, chính phủ các địa phương ở Mỹ đưa ra một số giải pháp khác. Ví dụ như chính quyền ở New Brunswick, New Jersey cử 15 tù nhân đến làm công việc của người đào mộ dưới sự giám sát của lính canh.
Tại Baltimore, không chỉ binh sĩ, một số nhân viên trong bộ máy chính quyền địa phương được điều động tham gia việc đào mộ để chôn cất các nạn nhân tử vong vì dịch bệnh.
Quan tài cũng bị thiếu hụt trầm trọng do số lượng bệnh nhân tử vong vì đại dịch cúm Tây Ban Nha mỗi ngày lại tăng cao. Do vậy, chính quyền một số địa phương ra lệnh các doanh nghiệp, công ty sản xuất quan tài làm ra những mẫu quan tài đơn giản hơn so với trước nhằm tiết kiệm thời gian. Nhờ đó, số lượng quan tài sản xuất mỗi ngày sẽ tăng lên nhiều so với trước khi bùng phát đại dịch.
Ngoài ra, chính quyền Mỹ còn tiến hành chôn cất tập thể những người nghèo, dân nhập cư tử vong vì dịch bệnh. Nhiều máy xúc được sử dụng để đào ngôi mộ tập thể.
video: Đồng Tháp: Xử lý đối tượng đăng thông tin sai sự thật về dịch bệnh Corona (nguồn: THĐT1)