Chân thị, đương thời xưng là Chân Phu nhân, nổi tiếng với nhiều truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian. Với nhan sắc lộng lẫy, Chân thị từng khiến Tào Tháo và 2 con trai Tào Phi, Tào Thực say mê.
Bà là hậu duệ của Chân Hàm (một vị quan Thái bảo thời nhà Hán) và Khổng thị (cháu 14 đời của Khổng Tử). Cha bà là Chân Dật, từng là Huyện lệnh huyện Thượng Thái.
Vào thời kỳ Kiến An, Viên Thiệu là một trong những thế lực hùng mạnh nhất thời Tam Quốc, cũng là đối thủ mạnh nhất của Tào Tháo. Nghe danh tài sắc vẹn toàn của Chân thị, Viên Thiệu đã hỏi cưới bà cho thứ tử Viên Hy.
Sau khi kết hôn không lâu, Viên Hy được cha phái đi trấn thủ U Châu nhưng Chân thị không phải đi theo mà ở nhà chăm sóc mẹ chồng tại Nghiệp Thành.
Về sau, Viên Thiệu đã thất bại thảm hại dưới tay Tào Tháo trong Trận Quan Độ. Chính vì sự kiện này mà giằng co nhiều năm giữa 2 thế lực Viên - Tào đã kết thúc. Nhà họ Viên sụp đổ từ đấy còn Tào Tháo lại trở thành thế lực mạnh nhất lúc bấy giờ.
Là một nữ nhân có tài thi phú, sau khi bị ghẻ lạnh, Chân thị đã viết nên nhiều bài thơ da diết thể hiện nỗi niềm của một người vợ bị chồng lạnh nhạt.
Năm Hoàng Sơ thứ 2, Ngụy Văn Đế ban chết cho Chân thị và chôn cất tại Thành Nghiệp. Về nguyên nhân bà bị ban chết, hiện vẫn chưa có thông tin chính xác. Có người cho rằng, hành động ban chết của Ngụy Văn Đế xuất phát từ lòng ghen tuông vì Chân thị được em trai Tào Thực yêu say đắm.
Một giả thuyết khác là Quách Quý tần vu oan Chân thị nên bà bị ban chết. Tuy nhiên cả 2 giả thuyết này đều chưa được kiểm chứng.
Năm Hoàng sơ thứ 7, Ngụy Văn Đế bệnh nặng rồi băng hà, Tào Duệ lên ngôi, lấy hiệu là Ngụy Minh Đế, mẹ ruột của ông là Chân thị được truy phong làm Văn Chiêu Hoàng hậu.