Vào giai đoạn đầu thời Tam Quốc, trong bối cảnh tình hình xã hội đầy biến động, nhiều thế lực cát cứ nổi lên tham gia vào cuộc chiến tranh đoạt thiên hạ và lập ra nhà nước riêng. Trong số này có Tào Tháo.Dù có thế lực mạnh nhưng Tào Tháo nổi tiếng lịch sử không phải là thế lực cát cứ mạnh nhất. Ông xếp ở vị trí thứ 4 trong số 5 thế lực hùng mạnh nhất giai đoạn đầu thời Tam Quốc.Theo các nhà nghiên cứu, dù Tào Tháo không có binh lực mạnh và hùng hậu như của Viên Thuật hay Viên Thiệu nhưng lại là một nhà chính trị, nhà quân sự mưu lược hơn người. Đặc biệt, Tào Tháo là người nghĩ ra kế sách "dùng Thiên Tử lệnh chư hầu" và dùng danh nghĩa Thiên Tử để chinh phạt các nơi, lập nên đế chế riêng.Thế lực cát cứ mạnh nhất thời kỳ đầu Tam Quốc là Đổng Trác. Ông nổi tiếng với việc lập được nhiều công lao trong cuộc chiến chống loạn Hoàng Cân. Không chỉ có tài, Đổng Trác còn chiêu hiền nạp sĩ nên dưới trướng có nhiểu hổ tướng như Lữ Bố, Hoa Hùng... Những người này đã giúp Đổng Trác chiếm được nhà Hán.Sau Đổng Trác là Viên Thiệu - thế lực cát cứ mạnh thứ hai thời Tam Quốc. Viên Thiệu được biết đến là có binh lực hùng hậu nên có thể chiếm Ký Châu, U Châu, Tịnh Châu và Thành Châu tạo thành Hà Sóc Tứ Châu.Dù đạt được nhiều thành tựu như vậy nhưng Viên Thiệu không giỏi mưu lược, thiếu quyết đoán và không có những mưu sĩ giỏi như Gia Cát Lượng, Hứa Du... nên cuối cùng thất bại dưới tay Tào Tháo.Đứng thứ 3 trong top 5 thế lực cát cứ hùng mạnh thời Tam Quốc là Viên Thuật. Dưới sự phò tá của Tôn Sách, Hoàng Cái, Hàn Đường, Viên Thuật từng bước đạt được nhiều thắng lợi và trở thành bá chủ khu vực Đông Nam.Điểm yếu của Viên Thuật là ông thích hư danh, muốn làm hoàng đế. Chính vì vậy, cuối cùng Viên Thuật bị các thế lực chư hầu cô lập rồi dẫn đến thất bại hoàn toàn.Đứng cuối cùng trong danh sách là Công Tôn Toản. Thế lực của Công Tôn Toản khá mạnh dù binh lực không đông. Công Tôn Toản nổi tiếng dũng mãnh, thiện chiến và lập được nhiều công trạng lớn như đánh đuổi người Hồ, dẹp Trương Thuần.Thế nhưng, cuối cùng Công Tôn Toản vẫn thân bại danh liệt khi đương đầu với Viện Thiệu. Thậm chí, Công Tôn Toản còn tự sát.Mời quý độc giả xem video: Trailer "Tào Tháo" (nguồn: Youtube)
Vào giai đoạn đầu thời Tam Quốc, trong bối cảnh tình hình xã hội đầy biến động, nhiều thế lực cát cứ nổi lên tham gia vào cuộc chiến tranh đoạt thiên hạ và lập ra nhà nước riêng. Trong số này có Tào Tháo.
Dù có thế lực mạnh nhưng Tào Tháo nổi tiếng lịch sử không phải là thế lực cát cứ mạnh nhất. Ông xếp ở vị trí thứ 4 trong số 5 thế lực hùng mạnh nhất giai đoạn đầu thời Tam Quốc.
Theo các nhà nghiên cứu, dù Tào Tháo không có binh lực mạnh và hùng hậu như của Viên Thuật hay Viên Thiệu nhưng lại là một nhà chính trị, nhà quân sự mưu lược hơn người. Đặc biệt, Tào Tháo là người nghĩ ra kế sách "dùng Thiên Tử lệnh chư hầu" và dùng danh nghĩa Thiên Tử để chinh phạt các nơi, lập nên đế chế riêng.
Thế lực cát cứ mạnh nhất thời kỳ đầu Tam Quốc là Đổng Trác. Ông nổi tiếng với việc lập được nhiều công lao trong cuộc chiến chống loạn Hoàng Cân. Không chỉ có tài, Đổng Trác còn chiêu hiền nạp sĩ nên dưới trướng có nhiểu hổ tướng như Lữ Bố, Hoa Hùng... Những người này đã giúp Đổng Trác chiếm được nhà Hán.
Sau Đổng Trác là Viên Thiệu - thế lực cát cứ mạnh thứ hai thời Tam Quốc. Viên Thiệu được biết đến là có binh lực hùng hậu nên có thể chiếm Ký Châu, U Châu, Tịnh Châu và Thành Châu tạo thành Hà Sóc Tứ Châu.
Dù đạt được nhiều thành tựu như vậy nhưng Viên Thiệu không giỏi mưu lược, thiếu quyết đoán và không có những mưu sĩ giỏi như Gia Cát Lượng, Hứa Du... nên cuối cùng thất bại dưới tay Tào Tháo.
Đứng thứ 3 trong top 5 thế lực cát cứ hùng mạnh thời Tam Quốc là Viên Thuật. Dưới sự phò tá của Tôn Sách, Hoàng Cái, Hàn Đường, Viên Thuật từng bước đạt được nhiều thắng lợi và trở thành bá chủ khu vực Đông Nam.
Điểm yếu của Viên Thuật là ông thích hư danh, muốn làm hoàng đế. Chính vì vậy, cuối cùng Viên Thuật bị các thế lực chư hầu cô lập rồi dẫn đến thất bại hoàn toàn.
Đứng cuối cùng trong danh sách là Công Tôn Toản. Thế lực của Công Tôn Toản khá mạnh dù binh lực không đông. Công Tôn Toản nổi tiếng dũng mãnh, thiện chiến và lập được nhiều công trạng lớn như đánh đuổi người Hồ, dẹp Trương Thuần.
Thế nhưng, cuối cùng Công Tôn Toản vẫn thân bại danh liệt khi đương đầu với Viện Thiệu. Thậm chí, Công Tôn Toản còn tự sát.
Mời quý độc giả xem video: Trailer "Tào Tháo" (nguồn: Youtube)