1. Không nên trồng cây quá cao trong sân: Mặc dù cây quá cao trông có vẻ bề thế, bá đạo nhưng lại có bóng mát quá lớn, sẽ che ánh nắng vào nhà, dẫn đến trong nhà tối tăm, âm u, không có lợi trong phong thủy.Hơn nữa, nếu gió bão, cành khô, cây quá cao có thể bị đổ gãy, gây ra những tai nạn đổ nhà, thương người, dẫn đến việc thất thoát tiền bạc, sức khỏe. Trong sân có cây quá cao cũng khiến các loại cây, hoa khác mọc không tốt. Những cây quá cao mà người xưa khuyên không nên trồng trong sân, trước nhà như cây hòe, cây dương, cây liễu...
2. Không nên để cây khô héo trong sân: Theo người xưa, đối với những cây héo này, dù sân có rộng đến mấy cũng nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt. Bởi vì trong sân có cây cối héo úa sẽ tạo cho người ta cảm giác u sầu, suy sụp. Tâm trạng như vậy sẽ không có lợi cho sức khỏe, cuộc sống cũng như phát triển sự nghiệp.
Đặc biệt nếu trong nhà có người lớn tuổi, nhìn thấy cây khô héo như vậy sẽ luôn cho người ta cảm giác như chìm vào chết chóc, "đồng bệnh tương liên", dẫn đến suy nghĩ bi quan, không tốt.Theo người xưa, cây cối héo úa, chết khô sẽ khiến phong thủy trong nhà xấu đi, ảnh hưởng đến tài lộc. Cây cối hoa lá héo úa trong nhà, ngay cả gia tộc đang lên cũng sẽ từ từ suy tàn. Do đó, người xưa dặn khi trong nhà có cây héo, bạn cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt, sau đó thay thế bằng những cây khỏe mạnh, dễ chăm, ít bị sâu bệnh, côn trùng gây hại.
3. Không nên trồng cây mang ý nghĩa xấu trong sân: Người xưa có câu: “Năm cây không vào nhà, Thần Tài sẽ ghé thăm". Những cây mà người xưa khuyên không nên trồng trong sân nhà có thể kể đến cây hòe vì cho rằng cây hòe "có ma" trồng trước nhà sẽ âm u, không tốt cho phong thủy. Về khoa học, cây cảnh này có kích cỡ quá lớn, nếu trồng gần cửa nhà sẽ che ánh nắng vào nhà, không tốt cho phong thủy.
Hay như cây dương được dân gian gọi là "ma vỗ tay". Nó phát ra từ tiếng lá cây dương va vào nhau khi gió thổi tạo nên những tiếng "bạch bạch", như thể có người đang vỗ tay. Những tiếng "vỗ tay" này nghe rất đáng sợ vào ban đêm.Những tiếng động này cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của mọi người trong nhà, khiến tâm thần không yên. Ngoài ra, khi cây dương lớn lên, hệ thống rễ của nó sẽ phát triển rất xa, một số sẽ mọc dưới nhà, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự vững chắc của ngôi nhà.Cây dâu có tên Hán Việt đồng âm với từ "tang" trong "tang tóc" nên người xưa cũng cho rằng đây là cây xui xẻo. Cây dâu tằm mang âm khí nặng, trồng trước nhà lâu ngày sẽ khiến âm khí ảnh hưởng đến cả ngôi nhà. Những người sống trong những ngôi nhà kiểu này lâu ngày thường gầy yếu và hay ốm vặt.
Theo người xưa, cây bách thường được trồng ở nghĩa trang, chúng còn được gọi là "cây đầu mộ" nên sẽ mang nhiều âm khí, không thích hợp trồng ở sân nhà. Người xưa cho rằng trồng loại cây này ở sân nhà sẽ khiến gia đình gặp xui xẻo, kém may mắn, tài lộc hay sức khỏe đều ảnh hưởng.
Ngoài ra, cây bách trưởng thành xum xuê, có thể tạo bóng râm cho sân nhà vào mùa hè. Nhưng vì cây quá cao, nếu quanh năm suốt tháng che khuất ánh sáng mặt trời vào sân sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.Hơn nữa, về phong thủy, gia đình thiếu sáng sẽ ảnh hưởng đến vận khí tốt vào nhà, tài lộc sẽ không đến. Do đó, người xưa khuyên không nên trồng cây bách trong sân.Hay như cây lê, dù hoa đẹp, quả ngọt và đặc biệt bổ dưỡng nhưng nhiều người không thích trồng chúng ở nhà vì cây lê trong tiếng Hán, "lê" đồng âm với "ly", có nghĩa là ly tán, chia lìa. Do đó, theo người xưa, nếu bạn trồng một cây lê trong nhà thì trong nhà có thể có sự ly tán, đổ vỡ.
1. Không nên trồng cây quá cao trong sân: Mặc dù cây quá cao trông có vẻ bề thế, bá đạo nhưng lại có bóng mát quá lớn, sẽ che ánh nắng vào nhà, dẫn đến trong nhà tối tăm, âm u, không có lợi trong phong thủy.
Hơn nữa, nếu gió bão, cành khô, cây quá cao có thể bị đổ gãy, gây ra những tai nạn đổ nhà, thương người, dẫn đến việc thất thoát tiền bạc, sức khỏe.
Trong sân có cây quá cao cũng khiến các loại cây, hoa khác mọc không tốt. Những cây quá cao mà người xưa khuyên không nên trồng trong sân, trước nhà như cây hòe, cây dương, cây liễu...
2. Không nên để cây khô héo trong sân: Theo người xưa, đối với những cây héo này, dù sân có rộng đến mấy cũng nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt. Bởi vì trong sân có cây cối héo úa sẽ tạo cho người ta cảm giác u sầu, suy sụp. Tâm trạng như vậy sẽ không có lợi cho sức khỏe, cuộc sống cũng như phát triển sự nghiệp.
Đặc biệt nếu trong nhà có người lớn tuổi, nhìn thấy cây khô héo như vậy sẽ luôn cho người ta cảm giác như chìm vào chết chóc, "đồng bệnh tương liên", dẫn đến suy nghĩ bi quan, không tốt.
Theo người xưa, cây cối héo úa, chết khô sẽ khiến phong thủy trong nhà xấu đi, ảnh hưởng đến tài lộc. Cây cối hoa lá héo úa trong nhà, ngay cả gia tộc đang lên cũng sẽ từ từ suy tàn. Do đó, người xưa dặn khi trong nhà có cây héo, bạn cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt, sau đó thay thế bằng những cây khỏe mạnh, dễ chăm, ít bị sâu bệnh, côn trùng gây hại.
3. Không nên trồng cây mang ý nghĩa xấu trong sân: Người xưa có câu: “Năm cây không vào nhà, Thần Tài sẽ ghé thăm". Những cây mà người xưa khuyên không nên trồng trong sân nhà có thể kể đến cây hòe vì cho rằng cây hòe "có ma" trồng trước nhà sẽ âm u, không tốt cho phong thủy. Về khoa học, cây cảnh này có kích cỡ quá lớn, nếu trồng gần cửa nhà sẽ che ánh nắng vào nhà, không tốt cho phong thủy.
Hay như cây dương được dân gian gọi là "ma vỗ tay". Nó phát ra từ tiếng lá cây dương va vào nhau khi gió thổi tạo nên những tiếng "bạch bạch", như thể có người đang vỗ tay. Những tiếng "vỗ tay" này nghe rất đáng sợ vào ban đêm.
Những tiếng động này cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của mọi người trong nhà, khiến tâm thần không yên. Ngoài ra, khi cây dương lớn lên, hệ thống rễ của nó sẽ phát triển rất xa, một số sẽ mọc dưới nhà, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự vững chắc của ngôi nhà.
Cây dâu có tên Hán Việt đồng âm với từ "tang" trong "tang tóc" nên người xưa cũng cho rằng đây là cây xui xẻo. Cây dâu tằm mang âm khí nặng, trồng trước nhà lâu ngày sẽ khiến âm khí ảnh hưởng đến cả ngôi nhà. Những người sống trong những ngôi nhà kiểu này lâu ngày thường gầy yếu và hay ốm vặt.
Theo người xưa, cây bách thường được trồng ở nghĩa trang, chúng còn được gọi là "cây đầu mộ" nên sẽ mang nhiều âm khí, không thích hợp trồng ở sân nhà. Người xưa cho rằng trồng loại cây này ở sân nhà sẽ khiến gia đình gặp xui xẻo, kém may mắn, tài lộc hay sức khỏe đều ảnh hưởng.
Ngoài ra, cây bách trưởng thành xum xuê, có thể tạo bóng râm cho sân nhà vào mùa hè. Nhưng vì cây quá cao, nếu quanh năm suốt tháng che khuất ánh sáng mặt trời vào sân sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.
Hơn nữa, về phong thủy, gia đình thiếu sáng sẽ ảnh hưởng đến vận khí tốt vào nhà, tài lộc sẽ không đến. Do đó, người xưa khuyên không nên trồng cây bách trong sân.
Hay như cây lê, dù hoa đẹp, quả ngọt và đặc biệt bổ dưỡng nhưng nhiều người không thích trồng chúng ở nhà vì cây lê trong tiếng Hán, "lê" đồng âm với "ly", có nghĩa là ly tán, chia lìa. Do đó, theo người xưa, nếu bạn trồng một cây lê trong nhà thì trong nhà có thể có sự ly tán, đổ vỡ.