Người ta đồn rằng Lý Liên Anh, thái giám cạnh Từ Hi Thái hậu độc đoán và hống hách, gây nhiều thù chuốc oán trong cung, nên sau khi chết bị chặt xác?
Khi còn sống, Lý Liên Anh có gần 53 năm bầu bạn hầu hạ cho Từ Hi Thái Hậu, là người được bà tin tưởng nhất. Tuy nhiên, Từ Hi Thái Hậu khi còn sống nhiều lần phá vỡ luật lệ triều đại nhà Thanh còn vì Lý Liên Anh mà phá vỡ luật lệ tồn tại hàng trăm năm của hoàng gia là phong ông làm Tổng quản thái giám nhị phẩm. Đồng thời, Lý Liên Anh cũng là người đầu tiên gọi Từ Hi Thái Hậu là "Lão phật gia".
Vào cuối thời nhà Thanh, vào cung làm thái giám thường là bởi vì gia cảnh nghèo khó, không làm vậy e là ngày nào đó sẽ chết ở đầu đường xó chợ, đây là chuyện thường thấy vào thời kỳ này, người qua đường cũng sẽ không lấy gì làm lạ. Khi Lý Liên Anh mới vài tuổi đã tịnh thân trở thành một thái giám. Đầu tiên ông làm việc ông phủ của Trịnh Thân Vương Đoan Hoa, sau đó được Trịnh Thân Vương đưa vào cung làm người hầu tại Cảnh Nhân Cung. Vào thời Đồng Trị mới được điều đến Trường Xuân cung hầu hạ Từ Hi.
Lúc đó người được Từ Hi yêu thương và coi trọng là thái giám An Đức Hải. Đến khi vua Hàm Phong qua đời, Từ Hi Thái Hậu phát động chính biến thì An Đức Hải cũng tham gia, lập được công lớn nên khiến cho Từ Hi Thái Hậu nhìn hắn với cặp mới khác. An Đức Hải nhờ vậy mà trở thành Tổng quản Đại thái giám. Có điều tính cách của An Đức Hải lại khá khoa trương, tuy rằng khi ấy Từ Hi đã khống chế Vua Đồng Trị nắm quyền hành trong tay nhưng cũng không thể quá khoa trương, chỉ có An Đức Hải là không biết tiết chế bản thân. Ông không để Hoàng đế Đồng Trị cũng những đại thần vào mắt khiến cho ai nấy đều bất mãn.
An Đức Hải nhiều lần cậy thế Từ Hi Thái Hậu mà ức hiếp người khác. Vào năm Đồng Trị thứ 7, ông còn ngang nhiên tại lửu lâu lớn nhất Bắc Kinh cưới một mỹ nhân tại đây, không thèm để ý đến quy định của triều đại nhà Thanh mà tự ý ra khỏi kinh thành. Đồng thời ông còn nhân cơ hội mà cướp tiền tài, không đem đại thần trong triều để vào trong mắt. Cuối cùng trong một lần phụng mệnh đến Giang Nam mua đồ cho Từ Hi Thái Hậu, khi đi tới địa phận Sơn Đông, An Đức Hải đã mắc phải bẫy của tuần phủ Sơn Đông Đinh Bảo Trinh lấy tội danh "Vi phạm quy định triều đình, tự ý rời kinh thành" mà chém đầu.
Lý Liên Anh lại không giống với An Đức Hải, hắn không kiêu căng, thông qua chuyện của An Đức Hải cũng sâu sắc hiểu rõ cách điều chỉnh mối quan hệ cân bằng giữa chủ tớ với nhau. Tuy nhiên Lý Liên Anh một bước lên tiên khẳng định hoàn toàn nhờ vào Từ Hi Thái Hậu bởi bản lĩnh nịnh hót, hầu hạ tận tâm mà Lý Liên Anh đã lấy lòng được Từ Hi để thay thế An Đức Hải. Hắn không chỉ đối với Từ Hi Thái Hậu luôn cung kính mà còn không ỷ thế hiếp đáp người khác. Đồng thời đối xử với thuộc hạ cũng rất phóng khoáng, rộng lượng. Hơn nữa đối với các quan trong triều cũng không vượt quá phận.
Từ Hi Thái Hậu
Khi Đôn Thân Vương thị sát tại hải quân Bắc Dương, Lý Liên Anh cũng đi cùng, Lý Liên Anh không hề ỷ mình là tâm phúc bên cạnh Từ Hi Thái Hậu là hung hăng, làm càn mà cẩn thận hầu hạ khiến cho Đôn Thân Vương xúc động. Nhưng suy cho cùng Lý Liên Anh dù sao cũng là tâm phúc bên cạnh Từ Hi Thái Hậu, vị trái có thể nói là cực kỳ đặc biệt. Tuổi còn trẻ đã đảm nhận vai trò Đại thái giám chưởng quản Trữ Tú Cung. Mới 31 tuổi thôi liền trở thành Đại tổng quản của Kính Sự Phòng thì có thể nói Lý Liên Anh cũng không phải người đơn giản.
Lý Liên Anh hoàn toàn là một nhân vật không thể coi thường vào cuối thời nhà Thanh, những vinh dự trong cả cuộc đời chắc chắn cũng khác biệt so với những người khác. Huống chi Lý Liên Anh còn người thân cận bên cạnh Từ Hi Thái Hậu suốt hơn 50 năm thì rốt cuộc là Từ Hi Thái Hậu vô cùng tin tưởng Lý Liên Anh nên mới không chịu buông người hay còn có nguyên nhân gì khác? Không thể xác định được.
Lý Liên Anh
Có người muốn Lý Liên Anh ở bên tai Từ Hi Thái Hậu nói tốt vài câu, cũng có người trách cứ Lý Liên Anh can thiệp chuyện triều chính. Thế nhưng ngay cả trước khi qua đời Từ Hi Thái Hậu cũng không thể biết được hết bí mật của Lý Liên Anh, tất cả đều là suy đoán. Thực tế là sau biến pháp Mậu Tuất dưới thời vua Quang Tự năm 1898, Lý Liên Anh bởi vì không tỏ rõ thái độ đứng về phía Từ Hi mà lần này bị Từ Hi xa lánh. Đồng thời Vua Quang Tự sau đó còn nói rằng: "Nếu như không có Lý Am Đạt (Lý Liên Anh), ta không thể sống tới ngày hôm nay".
Năm 1908, Từ Hi qua đời, Lý Liên Anh sau khi lo việc hậu sự cho Từ Hi cũng rời khỏi hoàng cung. Theo ghi chép, Lý Liên Anh có đến 3 ngôi nhà ở trấn Hải Điến nhưng hiếm ai biết được sau khi ông xuất cung đã ở đâu. Tuy nhiên vào năm 1911, Lý Liên Anh đã nhận được ngàn lượng bạc trắng tiền mai táng của triều đại nhà Thanh sau khi qua đời nên đã xây được một lăng mộ thái giám xa hoa ở Bắc Kinh.
Vào năm 1960, lăng mộ của Lý Liên Anh bị khai quật. Sau khi mở quan tài, bên trong chỉ có một chiếc đầu lâu và một bím tóc dài, không có thi thể nhưng trên bia mộ lại nói rằng thi thể là hoàn chỉnh. Tuy nhiên, phát hiện này đã khiến cho câu chuyện Lý Liên Anh chết do bệnh hoàn toàn bị nghi ngờ là không đúng sự thật. Nhiều người cảm thấy rằng có lẽ khi còn sống Lý Liên Anh đã đắc tội quá nhiều người nên đã bị trả thù chỉ còn lại cái đầu.
Ngoài ra còn có một suy đoán cho rằng Lý Liên Anh đã bị thế lực của Từ Hi Thái Hậu sát hại phòng ngừa những bí mật chốn cung cấm bị tiết lộ ra sau này. Nhưng mà cảnh tượng trong quan tài của Lý Liên Anh quả là khiến cho người khác hoảng sợ, cho dù muốn khiến cho ông không thể nói được ra những bí mật trong cung thì cũng không cần phải làm đến mức này.