Sau khi dọn dẹp nhà cửa, mua bán những đồ thiết yếu để chuẩn bị đón Tết, nhiều gia đình tại Hà Nội đã chọn cách xả mọi gánh nặng lo toan của năm cũ. Họ thư thả tản bộ ở những địa điểm như chợ hoa Hàng Lược hay xung quanh Hồ Hoàn Kiếm trước khi trở về gia đình để cùng quây quần bên bữa cơm Tất niên.Có mặt tại khi phố Hàng Lược, nơi chợ hoa Tết lâu đời nhất nhì Thủ đô, nhiều người tranh thủ vừa thăm thú vừa chọn thêm cho gia đình những cành đào chơi Tết.Song hành cùng với PV, ông Thắng (60 tuổi) người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội bồi hồi nói về câu chuyện của những cái Tết khó khăn của ngày xưa. Người đan ông trung niên nói: "Tết xưa không đầy đủ như hiện tại. Tất cả mọi thứ đều phải tự làm chứ không đi mua sẵn. Từ những nhân làm bánh chưng, gói bánh quy gai hay từng lạng chè cũng phải tích góp từ vài tháng trước đó...Chợ hoa Tết có nhiều kỉ niệm đặc biệt với tôi. Nhớ ngày còn bé được cùng bố chiều 30 đi mua những cành đào cuối cùng của chợ về là một điều thật khó quên. Tại sao lại mua đào 30 chứ không mua sớm vì gia đình khó khăn phải chờ đến chiều 30 khi họ xả hàng để về rồi mới lên mua. Khi đó, chẳng còn nhiều lựa chọn mà chỉ mua cho có là được". Ông Thắng chia sẻ thêm.Vẫn giữ thói quen từ khi còn bé, chiều 30 Tết ông Thắng lại tìm tới chợ hoa Hàng Lược để mua thêm cành đào mà theo ông gọi đó là đào chổi xể và sau đó về đốt gốc và kích thật nhanh để cho nở tung vào rạng sáng ngày mùng 1 Tết.Nhìn sống Hà Nội chiều 30 Tết có phần chậm hơn. Dòng người không còn vội vàng, gấp gáp như ngày bình thường. Họ bình thản thả bước để chậm chậm ngắm Thủ đô yêu dấu và ngẫm lại 1 năm đã qua.Thậm chí, một số góc phố Hà Nội từng đông đúc ngày bình thường với những xe chật cứng nhưng đến chiều 30 Tết nó lại thật vắng lặng và bình dị.Chẳng ngẫu nhiên mà chiều 30 Tết, nhiều gia đình ở Hà Nội lại chọn làm thời điểm để đi ngắm các phố phường và vẻ đẹp mộc mạc của Thủ đô.Với tiêu chí, ngắm Hà Nội nhẹ nhàng, bình dị, anh Đức Độ (40 tuổi - Quan Nhân - Hà Nội) chia sẻ với PV: "Nhìn cảnh thành phố này, lặng lẽ lòng tôi lại có một bầu trời kí ức ủa về. Đó là độ khoảng 30 chục năm trước khi Hà Nội còn chưa nhiều xe cộ, người dân cũng thưa thớt hơn. Mọi góc phố, mọi con đường đều yên tĩnh và nó thật thơ mộng....Cứ đến chiều 30 Tết sau khi hoàn thành tất cả việc nhà, tôi lại được bố đèo trên chiếc xe đạp phượng hoàng đi qua từng góc phố của khu phố cổ, hít hà mùi khói của những đám vàng mã được nhiều hộ dân hóa trước khi trở về nhà để ăn bữa cơm Tất niên". Anh Đức Độ nói thêm.Hình ảnh Hà Nội chiều 30 Tết Hà Nội đẹp nên thơ từng khiến biết bao người con của Thủ đô phải bồi hồi những những giá trị xưa, nơi cái Tết được coi là dịp cực trọng đại của năm, thậm chí còn hơn cả ngày giỗ cha.Một góc phố cổ Hà Nội bình dị chiều 30 Tết.
Sau khi dọn dẹp nhà cửa, mua bán những đồ thiết yếu để chuẩn bị đón Tết, nhiều gia đình tại Hà Nội đã chọn cách xả mọi gánh nặng lo toan của năm cũ. Họ thư thả tản bộ ở những địa điểm như chợ hoa Hàng Lược hay xung quanh Hồ Hoàn Kiếm trước khi trở về gia đình để cùng quây quần bên bữa cơm Tất niên.
Có mặt tại khi phố Hàng Lược, nơi chợ hoa Tết lâu đời nhất nhì Thủ đô, nhiều người tranh thủ vừa thăm thú vừa chọn thêm cho gia đình những cành đào chơi Tết.
Song hành cùng với PV, ông Thắng (60 tuổi) người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội bồi hồi nói về câu chuyện của những cái Tết khó khăn của ngày xưa. Người đan ông trung niên nói: "Tết xưa không đầy đủ như hiện tại. Tất cả mọi thứ đều phải tự làm chứ không đi mua sẵn. Từ những nhân làm bánh chưng, gói bánh quy gai hay từng lạng chè cũng phải tích góp từ vài tháng trước đó...
Chợ hoa Tết có nhiều kỉ niệm đặc biệt với tôi. Nhớ ngày còn bé được cùng bố chiều 30 đi mua những cành đào cuối cùng của chợ về là một điều thật khó quên. Tại sao lại mua đào 30 chứ không mua sớm vì gia đình khó khăn phải chờ đến chiều 30 khi họ xả hàng để về rồi mới lên mua. Khi đó, chẳng còn nhiều lựa chọn mà chỉ mua cho có là được". Ông Thắng chia sẻ thêm.
Vẫn giữ thói quen từ khi còn bé, chiều 30 Tết ông Thắng lại tìm tới chợ hoa Hàng Lược để mua thêm cành đào mà theo ông gọi đó là đào chổi xể và sau đó về đốt gốc và kích thật nhanh để cho nở tung vào rạng sáng ngày mùng 1 Tết.
Nhìn sống Hà Nội chiều 30 Tết có phần chậm hơn. Dòng người không còn vội vàng, gấp gáp như ngày bình thường. Họ bình thản thả bước để chậm chậm ngắm Thủ đô yêu dấu và ngẫm lại 1 năm đã qua.
Thậm chí, một số góc phố Hà Nội từng đông đúc ngày bình thường với những xe chật cứng nhưng đến chiều 30 Tết nó lại thật vắng lặng và bình dị.
Chẳng ngẫu nhiên mà chiều 30 Tết, nhiều gia đình ở Hà Nội lại chọn làm thời điểm để đi ngắm các phố phường và vẻ đẹp mộc mạc của Thủ đô.
Với tiêu chí, ngắm Hà Nội nhẹ nhàng, bình dị, anh Đức Độ (40 tuổi - Quan Nhân - Hà Nội) chia sẻ với PV: "Nhìn cảnh thành phố này, lặng lẽ lòng tôi lại có một bầu trời kí ức ủa về. Đó là độ khoảng 30 chục năm trước khi Hà Nội còn chưa nhiều xe cộ, người dân cũng thưa thớt hơn. Mọi góc phố, mọi con đường đều yên tĩnh và nó thật thơ mộng....
Cứ đến chiều 30 Tết sau khi hoàn thành tất cả việc nhà, tôi lại được bố đèo trên chiếc xe đạp phượng hoàng đi qua từng góc phố của khu phố cổ, hít hà mùi khói của những đám vàng mã được nhiều hộ dân hóa trước khi trở về nhà để ăn bữa cơm Tất niên". Anh Đức Độ nói thêm.
Hình ảnh Hà Nội chiều 30 Tết Hà Nội đẹp nên thơ từng khiến biết bao người con của Thủ đô phải bồi hồi những những giá trị xưa, nơi cái Tết được coi là dịp cực trọng đại của năm, thậm chí còn hơn cả ngày giỗ cha.
Một góc phố cổ Hà Nội bình dị chiều 30 Tết.